Túi khí có nổ hay không nếu không thắt dây an toàn?

Bạn có bao giờ tự hỏi rằng “Túi khí có nổ hay không nếu không thắt dây an toàn?”. Đây là một câu hỏi mà hiện nay gây nhiều tranh cãi, thực tế là nó còn tùy thuộc vào hệ thống an toàn trên chiếc xe với công nghệ của từng nhà sản xuất.

tui-khi-co-no-hay-khong-neu-khong-that-day-an-toan-1

Dây an toàn được coi như “tuyến phòng thủ” đầu tiên khi sảy ra va chạm trực diện. Nó hạn chế việc người ngồi trên xe sẽ bị xô nhanh về phía trước khiến toàn bộ cơ thể (hoặc một số vùng quan trọng của cơ thể như vùng bụng, ngực) có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra dây an toàn còn giữ người lái, hành khách không bay ra ngoài xe nếu như chiếc xe sảy ra tại nạn với tốc độ cao.

Liên quan: Tìm hiểu công nghệ giám sát điểm mù cho ô tô.

Tuyến phòng thủ thứ hai đó đó chính là túi khí, túi khí sẽ được bung ra giúp ngăn cản phần phía trên cơ thể con người va chạm trực tiếp với các bộ phận của xe (ví dụ như Vô lăng). Nó sẽ làm giảm tổn thương cho vùng ngực, cổ và đầu của người lái cũng như hành khách trên xe.

Trên một số dòng xe hiện nay có thể được trang bị 5 túi khí, ngoài túi khí được cài đặt trên vị trí của người lái xe nó còn được trang bị trên các vị trí của hành khách.

Nhưng giữa dây an toàn và hệ thống túi khí có mối liên hệ nào đó không? Ví như việc có một bộ phận cảm biến được gắn vào đai an toàn, nó sẽ tự động cảm nhận, đo lường lực kéo và tốc độ kéo của dây an toàn sau đó tính toán trên thuật toán của hệ thống và đánh giá rằng “vụ tai nạn đã sảy ra” sau đó quyết định đến việc có bung hệ thống túi khí hay không.

Hệ thống hạn chế bổ xung – Túi khí.

Túi khí còn được gọi là Hệ thống hạn chế bổ xungSupplementary Restraint System, nó còn được gọi với thuật ngữ khá quen thuộc là SRS. Ngay bằng chính thuật ngữ này đã nói cho người sử dụng biết rằng đây chỉ là một tính năng phụ, bổ xung thêm để giữ an toàn cho người ở trong xe.

tui-khi-co-no-hay-khong-neu-khong-that-day-an-toan-2

Cho nên dây an toàn mới là hệ thống chính giúp chúng ta bảo toàn tính mạng khi sảy ra tai nạn không mong muốn, vì vậy tại nhiều quốc gia luật pháp đưa ra quy định và yêu cầu người lái xe luôn phải thắt dây an toàn (kể cả với hành khách và trẻ em nếu có ở trong xe).

Về cơ bản, hệ thống túi khí được điều khiển bởi một mô-đun (ACU) – tương tự như  ECU. ACU dựa vào hệ thống cảm biến  như cảm biến áp suất, cảm biến va chạm, cảm biến gia tốc, cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến áp suất phanh, cảm biến trọng lượng và một số cảm biến khác.. để đo lường và phán đoán tình huống nếu sảy ra va chạm.

Liên quan: Tìm hiểu công nghệ Sơn phủ gầm ô tô, quy trình và giá thành.

Khi nó xác định và đánh giá rằng đã có tai nạn sảy ra, hệ thống sẽ chủ động bung túi khí (chúng ta còn gọi là nổ túi khí) để ngăn cản phần phía trên của cơ thể con người va chạm trực tiếp tới các bộ phận của xe. Thực tế là hệ thống túi khí sẽ hoạt động sau hệ thống dây an toàn.

Mô tả sơ lược về hoạt động của hệ thống túi khí đơn giản như sau…

Hệ thống cảm biến cung cấp tín hiệu đầu vào vào SRS ECU (một số tài liệu gọi là SRS Airbag Control Module) liên tục kiểm tra giám sát toàn bộ hệ thống SRS Airbag. Nếu nó  “cảm nhận” có va chạm, hệ thống sẽ truyền tín hiệu đến hệ thống điều khiển túi khí, lúc này một xung điện sẽ được kích hoạt để đốt cháy hỗn hợp hóa chất có trong túi khí được dấu bên dưới vô lăng (hoặc các khu vực đươc thiết kế tại vị trí hành khách).

Có thể quan tâm: Phiên bản mới Owleye A360/S2, mẫu đèn led ô tô 2021đặc chủng cho xe Bi Cầu.

Việc điều khiển túi khí phát nổ được quản lý bởi Cảm biến Rolamite. Cảm biến Rolamite sử dụng một cuộn lò xo, được quấn quanh một con lăn nhỏ và được gắn vào một miếng đệm tiếp xúc điện. Trong quá trình lái xe bình thường, con lăn được giữ chắc chắn dựa vào giá đỡ và các điểm tiếp xúc của máy dò là hở mạch.

tui-khi-co-no-hay-khong-neu-khong-that-day-an-toan

Khi xảy ra va chạm, lực quán tính trên con lăn vượt ngưỡng và khiến nó di chuyển về phía trước khiến các tiếp điểm điện gặp nhau, lúc này nó hoàn thành việc đóng mạch điện.

Túi khí và bộ bơm hơi được đặt ở giữa trung tâm của tay lái, được kết nối với mô-đun chẩn đoán bằng bộ ghép quay điện lò xo đồng hồ.

Xem thêm: Cách copy nhạc hình vào USB để xem trên đầu DVD ô tô.

Túi khí là một túi nylon dệt, được lót bằng cao su và một lớp phủ plyurethane. Nó được gấp lại phía trong hộp bảo vệ. Khi túi được bơm căng, nắp vỏ bị rách dọc theo nếp gấp và bản lề mở ra. Một túi được bơm căng hoàn toàn có dung tích xăng từ 30 đến 70 lít, tùy thuộc vào kích thước xe.

Khi đóng mạch điện, bộ đánh lửa hoạt động sẽ tạo ra một nhiệt lượng khoảng gần 200 độ C, đốt cháy hỗn hợp Natri Azit tạo ra khí Ni tơ. Khí được làm lạnh trước khi được hệ thống bơm nhanh vào túi khí, toàn bộ quá trình diễn ra chỉ trong vòng vài Micro giây giúp bảo vệ tính mạng người lái và hành khách phía trong xe.

Có mối liên hệ nào giữa túi khí và dây an toàn?

Dây an toàn đóng vai trò là hệ thống hạn chế chính, trong khi túi khí là hệ thống hạn chế bổ sung hoặc thứ cấp. Cả hai đều rất quan trọng đối với sự an toàn tổng thể của chúng ta trên đường.

Dây an toàn hoạt động bằng cách cố định người ngồi vào ghế của họ để không văng ra khỏi xe. Túi khí có tác dụng như một tấm đệm chủ yếu bảo vệ vùng đầu và ngực của cơ thể.

Trên một số dòng xe, dây an toàn và túi khí được liên kết với nhau bởi một cảm biến trong xe thông qua mô-đun túi khí SRS. Một số nhà sản xuất ô tô lập trình ECU của xe để đưa ra quyết định trong tích tắc có triển khai các túi khí để ngăn ngừa chấn thương cho đầu của người ngồi trên xe hay không.

Do đó, đối với một số mẫu xe trước đây và nhà sản xuất ô tô, chắc chắn phải thắt dây an toàn để túi khí hoạt động chính xác. Tuy nhiên ở hầu hết các mẫu xe hiện nay, túi khí vẫn sẽ hoạt động cho dù người ngồi trên xe có thắt dây an toàn hay không. Chúng hoạt động độc lập với hệ thống dây an toàn.

Xem thêm: Cách sử dụng số D+/D- trên xe số tự động (AT) đúng cách.

Thật không may cho người ngồi trong xe, việc không thắt dây an toàn cho dù túi khí có nổ đi chăng nữa vẫn có thể gây ra thương tích nghiêm trọng hơn nhiều so với việc thắt dây an toàn.

Với công nghệ ngày nay, ngoài hệ thống cảm biến gia tốc, tốc độ, cảm biến va chạm … được thiết kế trong hệ thống SRS các hãng xe còn thiết kế thêm một loại cảm biến khác như cảm biến trọng lượng. Loại cảm biến này sẽ xác định xem có người ngồi tại vị trí đó không và sẽ quyết định đến việc bung túi khí.

Như vậy, cho dù người ngồi trên xe có thắt dây an toàn hay không thì với các mẫu xe của các hãng khác nhau ngày nay khi sảy ra va chạm hệ thống túi khí vẫn sẽ tự bung. Tất nhiên nó còn tùy thuộc vào một vài yếu tố khác nữa như công nghệ của từng hãng xe, có người ngồi tại vị trí đó hay không, vụ va chạm có cần thiết để kích hoạt hệ thống túi khí hay không…tui-khi-co-no-hay-khong-neu-khong-that-day-an-toan-3

Về bản chất, dây an toàn ra đời trước túi khí. Có một lý thuyết cho rằng “chính vì người sử dụng thường xuyên không thắt dây an toàn nên các nhà sản xuất mới tìm cách bổ xung thêm tính năng túi khí để bảo toàn tính mạng cho người sử dụng“. Điều này không hề sai.

Cho dù hệ thống túi có nổ hay không khi sảy ra va chạm mong rằng chúng ta luôn nhớ rằng, đây là một hệ thống hạn chế bổ xung thứ cấp, tức là nó chỉ là một hệ thống ngăn chặn tình huống phụ. Dây an toàn mới là hệ thống chính giúp chúng ta “bảo toàn tính mạng”. Hãy luôn thắt dây an toàn khi lái xe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *