ADAS – Công nghệ hỗ trợ người lái nâng cao và những tính năng an toàn không thể thiếu trên xe hơi hiện đại

ADAS là tổ hợp toàn bộ những công nghệ hỗ trợ người lái giúp nâng cao sự an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông. Ngày nay những tính năng an toàn này đang được ưu tiên trang bị trên những mẫu xe hơi hiện đại.

adas-cong-nghe-ho-tro-nguoi-lai-nang-cao

Theo thống kê từ bttlaw.com, có đến 90% các vụ tai nạn xe hơi sảy ra đều thuộc về lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông, con số này gây tranh cãi rất nhiều trên Quora. Tuy tranh cãi về con số mà dữ liệu ước tính nhưng phần lớn người dùng Quora đều đồng ý với vấn đề “tai nạn giao thông nằm phần lớn ở người điều khiển phương tiện“.

Chính bởi vậy để giảm thiểu tối đa tổn thất các nhà sản xuất xe hơi luôn nghiên cứu và phát triển các ứng dụng công nghệ an toàn trên những mẫu xe của mình và nó được nâng cấp thay đổi từng năm. Điển hình nhất phải kể đến các công nghệ ADAS với hàng loạt các tính năng hỗ trợ người lái nâng cao.

NỘI DUNG CHÍNH

Công nghệ ADAS là gì?

ADAS (Advanced Driver Assistance Systems) là toàn bộ những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao tính an toàn cho người lái xe khi tham gia giao thông, các tính năng có thể kể đến như: Cảnh báo chệch làn đường, phát hiện và cảnh báo biển báo giao thông, cảnh báo điểm mù, phanh khẩn cấp…

Dưới đây là chi tiết toàn bộ công nghệ an toàn chủ động ô tô được Owleye liệt kê….

Kiểm soát hành trình thích ứng (Adaptive Cruise Control – ACC).

Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng (ACCAdaptive Cruise Control ) đặc biệt hữu ích trên đường cao tốc khi mà người lái xe khó theo dõi tốc độ của mình và các xe khác trong một thời gian dài. Hệ thống kiểm soát hành trình tiên tiến có thể tự động tăng tốc, giảm tốc độ và đôi khi dừng xe, tùy thuộc vào hành động của các đối tượng khác trong khu vực ngay lập tức.

Với công nghệ kiểm soát hành trình thích ứng, ECU sẽ chủ động điều khiển toàn bộ hệ thống ga và phanh dựa vào tín hiệu từ những cảm biến được lắp đặt trên xe. Nếu có xe phía trước hệ thống sẽ tự động điều chỉnh tốc độ di chuyển và giữ khoảng cách trong ngưỡng được cho là an toàn.

Cảnh báo va chạm phía trước – FCW (Forward Collision Warning)

Các cuộc nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hơn 80% các vụ va chạm từ phía sau có thể được ngăn chặn bằng hệ thống tránh va chạm phía trước. Tất nhiên, người lái xe đâm vào xe phía trước sẽ khiến sảy ra các vụ va chạm từ phía sau. Chính vì vậy để ngăn ngừa nó cần có giải pháp cho những người trực tiếp điều khiển ô tô.

Công nghệ cảnh báo va chạm phía trước sẽ gửi cảnh báo bằng hình ảnh và âm thanh cho người lái khi phát hiện có khả năng sảy ra va chạm với một phương tiện phía trước. Hệ thống đưa ra cảnh báo trước khi va chạm có thể sảy ra, cho phép người lái xe có thời gian để phản ứng. Cảnh báo FCW dựa trên các thuật toán phức tạp để tính toán Thời gian xảy ra va chạm (TTC) với xe phía trước thông qua quá trình tính đến khoảng cách từ chiếc xe đang di chuyển và tốc độ di chuyển tương đối.

Hệ thống phanh khẩn cấp tự động –  AEBS (Automatic emergency braking)

Hệ thống phanh khẩn cấp tự động hay còn gọi là AEBS – Autonomous Emergency Braking System (thường thấy hơn với tên gọi AEB) là một công nghệ tự động phát hiện một vụ va chạm với các phương tiện giao thông khác và chủ động phanh trong trường hợp khẩn cấp nếu các thuật toán của hệ thống cho rằng nó có thể sảy ra.

Nhắc tới AEBS không thể không nhắc tới công nghệ ABS, ngày nay công nghệ phanh ABS đã quá quen thuộc với người dùng. Nó là công nghệ phanh an toàn, chống bó cứng khi phanh gấp nhằm giảm thiểu các tình huống xấu do con người xử lý chưa tốt trong quá trình hãm.

Tuy nhiên với công nghệ AEB, nó được nâng cấp lên một tầm mới. Chúng ta cần hiểu rõ hơn về công nghệ an toàn chủ động này. Bạn có thể tham khảo công nghệ này qua video tại đây.

Hệ thống chiếu sáng phía trước thích ứng (AFS – Adaptive front lighting system).

Theo Cartop.vn

AFS  được Mazda đặt cho cái tên Adaptive Front-lighting System. Nó có nghĩa là hệ thống chiếu sáng phía trước thích ứng. Đây là cách gọi của Mazda, tuy nhiên nếu bạn nghe về một thuật ngữ khác như Đèn pha thích ứng từ một hãng xe khác thì nó cũng chính là công nghệ AFS. Về bản chất chúng đều mô tả cho một công nghệ như nhau.

Công nghệ AFS sẽ giúp người lái xe bớt mệt mỏi, căng thẳng khi lái xe vào ban đêm tăng độ an toàn cho những chuyến đi bởi lẽ ngoài việc cung cấp một hệ thống chiếu sáng mạnh mẽ nó còn có thể giúp người lái quan sát được một góc rộng hơn, chiếu sáng những điểm mù khi vào cua.

Hệ thống chiếu sáng phía trước thích ứng (AFS) tối ưu hóa sự phân bổ ánh sáng từ đèn pha tùy theo tình huống lái xe. Tùy thuộc vào tốc độ xe và cách mà người lái đánh lái, hệ thống chiếu đèn pha chiếu sáng thấp sẽ chiếu theo hướng người lái xe dự định di chuyển.

Trang bị công nghệ đèn pha Xenon, hệ thống chiếu sáng ở khoảng cách xa hơn và sáng hơn so với đèn pha halogen, cải thiện tầm nhìn của người lái và khả năng quan sát xung quanh các khúc cua và giao lộ khi lái xe ban đêm.

Kết hợp với chức năng tự động cân bằng ánh sáng, hệ thống cung cấp sự phân bổ ánh sáng ổn định mà không bị ảnh hưởng bởi vị trí của xe. Duy trì trục chiếu sáng, nó giúp người điều khiển phương tiện đang đi tới không bị lóa mắt nhất là trong trường hợp chiếc xe chở nhiều đồ dùng phía sau và cụm đèn pha bị hất ngược lên phía trên.

Ngày nay khi công nghệ đèn chiếu sáng đã chuyển phần nhiều sang công nghệ đèn led ô tô thì các hãng xe cũng nâng cấp công nghệ đèn pha thích ứng thêm một bước tiến mới đó là công nghệ ALH – Adaptive LED Headlights (đèn pha led thích ứng).

Giám sát lái xe – DM (Driver Monitoring)

Hệ thống giám sát người lái xe (DM) là công nghệ theo dõi người lái nhằm phát hiện ra sự mệt mỏi và buồn ngủ khi vận hành chiếc xe trong khoảng thời gian nhất định. Nó sẽ chủ động phát ra cảnh báo và yêu cầu người lái tạm nghỉ ngơi.

Nhiều hãng xe đã bắt đầu đưa công nghệ này trở thành một tính năng an toàn chủ động trên các phiên bản xe mới hiện nay, điển hình như với công nghệ giám sát lái xe của Mazda.

Khi điều khiển xe ở tốc độ khoảng 5 km/h ( khoảng 3 dặm / giờ) hoặc nhanh hơn, DM sẽ phát hiện những thay đổi trên khuôn mặt của người lái xe bằng cách sử dụng camera giám sát người lái xe. Sau đó, hệ thống ước tính mức độ mệt mỏi và buồn ngủ tích lũy của người lái xe và khuyến khích người lái xe nghỉ ngơi bằng cách sử dụng chỉ báo cảnh báo trong cụm đồng hồ và âm thanh cảnh báo.

Hai kiểu chỉ báo cảnh báo được thiết lập để thông báo cho người lái xe dựa trên mức độ mệt mỏi và buồn ngủ tích lũy được ước tính của người lái xe.

  • Mệt mỏi và buồn ngủ được phát hiện: Mẫu cảnh báo (thận trọng)

  • Mệt mỏi và buồn ngủ nhiều hơn được phát hiện: Mẫu cảnh báo (cảnh báo nghiêm trọng).

Hỗ trợ đỗ xe thông minh – APA (Advanced Parking Assist)

Với hệ thống cảm biến và camera 360 độ được trang bị trên các khu vực cần thiết trên xe, hệ thống hỗ trợ đỗ xe thông minh có thể cảnh báo người lái khi họ di chuyển chiếc xe vào ô đỗ.

Thậm chí hiện nay nhiều dòng xe cao cấp còn có thể tự động “lùi chuồng” thay vì người lái xe phải làm việc đó.

Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường – LKAS (Lane Keeping Assist System)

Với công nghệ này hệ thống sẽ chủ động phát hiện ra làn đường mà chiếc xe đang di chuyển, kết hợp hệ thống cảnh báo chệch làn đường nó sẽ luôn giữ cho chiếc xe di chuyển trong đúng làn đường đó.

Hiện nay Honda đang là một trong những nhà sản xuất xe hơi đi tiên phong trong công nghệ này, bạn có thể đọc thêm thông tin tại đây.

Cảnh báo chệch làn đường – LDW (Lane Departure Warning).

Hệ thống cảnh báo chệch làn đường (LDW) sẽ chủ động cảnh báo người lái xe nếu chiếc xe của họ rời khỏi làn đường được đánh dấu mà không sử dụng đèn báo hoặc nếu xe đang trôi ra khỏi làn đường di chuyển của mình.

Hệ thống cảnh báo điểm mù –  BSM (Blind Spot Monitoring).

Công nghệ này sẽ cảnh báo người lái khi có người, phương tiện di chuyển từ phía sau (hoặc hai bên hông) và nó đang tiến vào điểm mù của chiếc xe.

adas-cong-nghe-ho-tro-nguoi-lai-nang-cao-va-nhung-tinh-nang-an-toan-khong-the-thieu-tren-xe-hoi-hien-dai-1

Nếu bạn đang đi trên đường mà bắt gặp một chiếc xe có gương chiếu hậu bỗng dưng bật một đèn màu vàng phía trong thì chắc chắn chiếc xe đang được trang bị công nghệ tiên tiến này.

Cảnh báo giao thông phía sau – RCTA (Rear Cross Traffic Alert).

Khi lùi xe ra khỏi bãi đỗ, người lái xe sẽ khó có thể quan sát được những vật cản hay phương tiện đang tiến dần đến,đặc biệt nếu chúng đến tại những vị trí được coi như là điểm mù của người lái.

adas-cong-nghe-ho-tro-nguoi-lai-nang-cao-va-nhung-tinh-nang-an-toan-khong-the-thieu-tren-xe-hoi-hien-dai-2

Với công nghệ cảnh báo giao thông phía sau, chiếc xe sẽ được trang bị hàng loạt hệ thống cảm biến siêu âm và nó sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo khi xe đang di chuyển.

Nhận dạng biển báo giao thông – TSR (Traffic Sign Recognition).

Sử dụng hệ thống Camera giám sát đặt phía trước xe, hệ thống nhận dạng biển báo giao thông sẽ quét và phát hiện và nhận dạng các loại biển báo giao thông trên đường và chủ động thông báo cho người lái xe.

Tầm nhìn ban đêm và phát hiện người đi bộ – NV / PD (Night Vision / Pedestrian Detection)

Công nghệ tầm nhìn ban đêm và phát hiện người đi đường là một trong nhóm công nghệ của ADAS. Công nghệ này dựa trên hệ thống mắt thần quan sát bằng mắt thần và cảm biến hồng ngoại (cũng có thể là âm thanh) để phát hiện những phương tiện, chướng ngại vật và cả người đi đường ở phía trước.

Chức năng kết hợp hình ảnh đã xử lý với hình ảnh được chụp bằng hệ thống Camera và dựa trên các thuật toán để phát hiện và cảnh báo cho người lái.

Hiện nay, công nghệ chủ yếu được trang bị cho các dòng xe sang, nhưng dự kiến ​​trong tương lai các mẫu xe phổ thông cũng sẽ được trang bị.

Tại sao công nghệ ADAS lại quan trọng?

Như đã nói phần trên, thống kê cho thấy hầu hết nguyên nhân các vụ tai nạn đều nằm ở yếu tố con người. Có thể nó đến từ một cơn buồn ngủ bất chợt, một giây phút sao nhãng khi lái xe hoặc việc xử lý các tình huống không chuẩn mực khi tham gia giao thông.

Chính bởi vậy với hệ thống công nghệ của ADAS nó sẽ bổ trợ và giúp ích cho người lái xe rất nhiều nhằm phát hiện và giảm thiểu các vụ tại nạn không đáng có.

Tuy nhiên để đảm bảo công nghệ ADAS được hoàn thiện nó đòi hỏi các hãng sản xuất phải thực hiện tốt các yếu tố về kỹ thuật như… Hệ thống Camera giám sát (mắt thần của chiếc xe),hệ thống rada, hệ thống cảm biến, hệ thống máy tính điều khiển (ECU) phải tốt với việc tính toán các thuật toán nhanh gọn…

Trong tương lai gần, không chỉ các mẫu xe phân khúc cao cấp mới được trang bị các công nghệ ADAS mà có thể nó sẽ được bổ xung như một tính năng an toàn khi lái xe bắt buộc trên các dòng xe thuộc phân khúc bình dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *