Tìm hiểu công nghệ Sơn phủ gầm ô tô, quy trình và giá thành.

Phủ gầm xe ô tô là một trong những dịch vụ bổ xung hiện đang được rất nhiều bác tài quan tâm, vậy công nghệ phủ gầm ô tô có thực sự mang lại hiệu quả, quy trình như thế nào và giá thành trên thị trường hiện nay ra sao, các bác có thể đọc bài viết này, Owleye sẽ lược tả toàn bộ thông tin chính xác nhất để giúp các bác hiểu rõ hơn về chức năng của dịch vụ này.

tim-hieu-cong-nghe-phu-gam-xe-o-to-quy-trinh-va-gia-thanh-1

Gầm xe là vị trí chịu nhiều ảnh hưởng của ngoại lực và sự tác động của thời tiết như mưa, bụi, ô xi hóa… Chính vì chịu nhiều các tác động bên ngoài như việc gầm xe bị xuống cấp sau thời gian sử dụng, bị sạt gầm, đá bắn dẫn tới việc hở kim loại cho nên vấn đề bị ăn mòn, rỉ sét thường xuyên diễn ra.

Quá trình này tích tụ lâu ngày khiến lớp kim loại phía dưới gầm xe bị oxi hóa ngày càng nghiêm trọng, trong khi đó quá trình vệ sinh hàng ngay như rửa xe thường sẽ không thể đánh sạch được các lớp đất đá bám tụ phía dưới bằng các loại vòi cao áp của máy rửa.

Vậy làm cách nào để có thể bảo vệ được gầm xe một cách tốt nhất, nâng cao hiệu quả và thời gian sử dụng, hãycùng phân tích những khía cạnh dưới đây…

NỘI DUNG CHÍNH

 Sơn phủ gầm ô tô là gì?

Sơn phủ gầm xe là một phương pháp phủ thêm một lớp hóa chất nhân tạo phía dưới gầm ô tô nhằm bảo vệ các chi tiết như các con ốc, bệ khung gầm và những những chi tiết, khu vực có thể chịu ảnh hưởng của ngoại lực khiến chúng nhanh bị ô xi hóa dẫn tới rỉ sét.

Liên quan: 101 các loại đèn báo lỗi ô tô nguyên nhân và cách khắc phục.

Đặc biệt với các khu vực nhiệt đới có độ ẩm cao, hoặc các khu vực gần biển hơi nước mang theo một lượng muối nhỏ khiến các chi tiết bị hở có thể bị ăn mòn một cách nhanh hơn.

Thành phần chính của kim loại sản xuất ô tô.

Cấu tạo của vật liệu khung gầm ô tô ngày nay đa phần được sản xuất bằng vật liệu thép hoặc gang cường độ cao (chiếm tới 65% tổng trọng lượng một chiếc ô tô), ngoài ra còn có các vật liệu khác liên quan như nhôm, đồng.

Đọc thêm: 101 các loại đèn báo lỗi ô tô nguyên nhân và cách khắc phục.

Công nghệ sản xuất ô tô sau năm 2006 được các hãng xe tinh chỉnh nhiều về chất liệu cấu tạo nên bộ khung xe, đầu tiên trọng lượng của nó phải đảm bảo phù hợp với kết cấu của mỗi mẫu xe để có thể thoát xe, mang lại hiệu suất tốt nhất. Tiếp nữa đó là những vật liệu này phải có khả năng chống chịu với các tác nhân thời tiết, khó bị ăn mòn.

Trước năm 2006, vật liệu sản xuất chủ yếu là thép, nhưng sau 2006 thép vẫn là kim loại chính nhưng được tinh chỉnh bằng cách thêm một lớp phủ mạ kẽm vào bề mặt nhằm chống bị o-xi hóa. Nó còn được gọi là thép mạ kẽm.

Tuy nhiên, đã là kim loại thì dù công nghệ có tốt đến đâu nó vẫn chịu những tác động của yếu tố thời tiết, đó là điều không tránh khỏi. Chỉ là loại vật liêu nào nhanh bị ăn mòn, loại nào ức hế được quá trình này khiến nó sảy ra chậm hơn.

Vậy, có nên sơn phủ gầm ô tô hay không?

Thực sự là rất khó để phân định giúp người tiêu dùng về việc nên hay không nên làm một việc gì đó, nó tùy thuộc rất nhiều vào nhu cầu, mong muốn sử dụng và “túi tiền” của mỗi người.

Liên quan: Canbus là gì? Tại sao độ đèn LED lại bị lỗi mất pha hoặc mất cốt.

Nhiều ý kiến cho rằng ” sơn phủ gầm xe chỉ là một dịch vụ mà các đại lý hay cửa hàng nội thất, Gara mang lại nhằm móc hầu bao của khách hàng“. Cũng có nhiều băn khoăn của thành viên trên các diễn đàn về xe hơi thảo luận như “các nhà sản xuất không đưa ra khuyến cáo nên phủ thêm một lớp sơn gầm cho ô tô” hoặc “nếu nó thực sự hữu dụng, tại sao các hãng không tiến hành thêm công đoạn này trước khi đưa xe tới người tiêu dùng“.

Cá nhân người viết bài thì có suy nghĩ rằng, công nghệ và phụ kiện chiếc xe hiện nay đang là một xu thế. Có những phụ kiện hay “option” với nhiều tính năng thường bị cắt đi để giảm giá thành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh khi mà giờ đây giá bán đang là yếu tố khiến người tiêu dùng quan tâm bậc nhất.

Chính vì vậy, việc trang bị thêm các tính năng mới có thể sẽ cần thiết với nhiều người, ví dụ phủ gầm xe ô tô cũng là một giải pháp công nghệ rất hữu ích bởi…

Nó ngăn ngừa lớp gầm ô tô bị ô xi hóa, rỉ sét.

Với một chiếc xe mới, các nhà sản xuất đã phủ một lớp mạ kẽm lên các chi tiết dưới gầm xe như ống xả và tấm chắn nhiệt ống xả, một số chi tiết khác như khe cạnh các con ốc… Nhưng nó là chưa đủ.

Gầm xe là khu vực chịu rất nhiều tác động như: bì trà sát, đất đá bắn lên, bong tróc nhanh nên các lớp mạ bảo vệ không thể đủ sức bảo vệ toàn phần lớp thép phía trong. Đặc biệt là các chi tiết có nhiều góc cạnh lại càng dễ bị trầy xước.

Việt Nam lại là đất nước nhiệt đới, không khí có độ ẩm cao, mưa nhiều, điều kiện đường xá không thực sự tốt dẫn tới việc những khu vực bị bong tróc lớp mạ bảo vệ lại càng nhanh xuống cấp, nó lan nhanh ra các khu vực khác.

Nếu tạo được thêm một lớp phủ nó có thể rất hữu ích trong nhiều trường hợp.

Sơn phủ gầm ô tô sẽ hỗ trợ cách âm.

Ngoài việc cách âm thông qua những lớp tiêu âm sàn xe, việc phủ gầm cũng có thể giúp các khe hở được trám kín, khiến âm thanh gầm xe ít lọt lên khoang xe, ít ồn hơn. Chính vì vậy biện pháp sơn phủ gầm ô tô chống ồn cũng là giải pháp khá hữu ích.

Quy trình sơn phủ gầm ô tô như thế nào?

Lời khuyên dành cho các bác, nếu có nhu cầu phủ gầm xe hơi, ngay khi vừa bang giao xe trong hãng các bác nên thực hiện ngay. Bởi nếu để một thời gian sau khi sử dụng, các lớp bụi, bùn đất đã bám két vào phía dưới gầm, khiến việc vệ sinh tốn nhiều thời gian hơn và có thể không được sạch sẽ như khi xe còn chưa sử dụng.

tim-hieu-cong-nghe-phu-gam-xe-o-to-quy-trinh-va-gia-thanh-6

Quy trình phủ gầm thường diễn ra theo các bước như sau…

1. Rửa xe, xịt sạch gầm.

Công đoạn này sẽ loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, đất đá bám dính vào bề mặt gầm xe. Khi đã loại bỏ và làm sạch chúng thì lớp phủ mới có thể bám dính vào các chi tiết của khung, gầm ô tô.

2. Tháo bánh, bọc các chi tiết không cần phủ.

Bốn bánh xe sẽ được tháo ra khỏi xe để bọc ninon trước khi xịt lớp phủ.

tim-hieu-cong-nghe-phu-gam-xe-o-to-quy-trinh-va-gia-thanh-3

Các chi tiết không cần phủ như: khu vực má phanh xe, hốc bánh, và rìa xe (tránh sơn xịt hóa chất làm ảnh hưởng đến sơn của vỏ xe).

tim-hieu-cong-nghe-phu-gam-xe-o-to-quy-trinh-va-gia-thanh-2

tim-hieu-cong-nghe-phu-gam-xe-o-to-quy-trinh-va-gia-thanh-4

tim-hieu-cong-nghe-phu-gam-xe-o-to-quy-trinh-va-gia-thanh-5

3. Phu dung dịch phủ và chờ khô.

Công đoạn cuối cùng là sử dụng súng hơi kết nối với bình xịt và bắt đầu phun từng lớp dung dịch để bám dính vào các chi tiết dưới gầm xe, đặc biệt là tại các vị trí nhạy cảm dễ bị móp, xước.

tim-hieu-cong-nghe-phu-gam-xe-o-to-quy-trinh-va-gia-thanh-8

Lưu ý: sau khi phủ gầm không nên rửa xe nay, các bác có thể chờ từ 1 đến 2 ngày mới tiến hành rửa xe nếu cần để giúp lớp dung dịch có thể bám chắc vào bề mặt.

Giá sơn phủ gầm ô tô.

Trên thị trường có nhiều hãng cung cấp phủ gầm ô tô như : Phủ gầm ô tô 3M, Phủ gầm ô tô Đài Loan, Phủ gầm ô tô Wurth… Các bác có thể hỏi trực tiếp tạ địa chỉ mình tin tưởng dịch vụ để có thể biết thêm thông tin về giá thành dịch vụ.

Giá dịch vụ có thể dao động từ 2 triệu đến 2,5 triệu đối với các loại Sơn phủ gầm ô tô đến từ Đài Loan, Trung Quốc, đối với Sơn phủ gầm Wurth được quảng cáo là công nghệ và xuất xứ của Đức giá thành khoảng 2,5 triệu đồng/ 1 lần làm dịch vụ.

Hình ảnh được gửi bởi Automax

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *