Lắp đèn led Demi cho ô tô bị lỗi và cách khắc phục

Khi lắp đèn led Demi cho ô tô có một số lỗi có thể sảy ra, dưới đây là một vài giải pháp khắc phục vấn đề mà người dùng gặp phải…

lap-den-led-demi-cho-o-to-bi-loi-va-cach-khac-phuc-1

Hỏi: Tôi lắp đèn led Demi cho xe ô tô, nhưng khi bật đèn lên nếu không bật đèn pha thì đèn ban ngày ô tô sáng bình thường,nhưng khi bật đèn pha lên thì đèn ban ngày lại không sáng nữa. Có phải do thiết kế của xe Vinfast Fadil như vậy hay tôi lắp sai khiến đèn bị lỗi?

Owleye xin phép trả lời câu hỏi của khách hàng như sau…

Trước tiên chúng ra hãy một lần nữa làm rõ khái niệm đèn Demi là gì?

Đèn Demi ô tô hay còn gọi là Đèn ban ngày, đây là tính năng an toàn cho công nghệ đèn chiếu sáng ban ngày của ô tô (Daytime Running Lights – hay còn gọi là chức năng DRL, người Việt còn gọi tắt là đèn Day Light). Đây là một tính năng công nghệ an toàn hiện đang được nhiều quốc giá áp dụng như một quy chuẩn trong việc chế tạo và sản xuất ô tô.

Nội dung liên quan.

Mục đích chính của đèn ban ngày ô tô đó là cảnh báo cho người và các phương tiện đi ngược chiều có thể sớm phát hiện ra chiếc xe trong điều kiện thời tiết không được tốt như mong đợi.

Chính vì vậy nó luôn được bật sáng một cách tự động kể từ khi người sử dụng khởi động máy và không có nút công tắc bật tất cho loại đèn nàyvà chúng chỉ được thiết kế nằm ở phía trước trên cụm đèn pha.

Ngày nay không chỉ ô tô mới được trang bị đèn demi mà ngay cả xe máy cũng đã được các hãng xe trang bị tính năng này, và chúng chỉ được trang bị phía trước với thiết kế liền mạch trên bóng đèn chiếu xa (đèn pha) như các loại đèn H15 thường thấy trên các dòng xe Mazda 3, Ford Ranger hoặc tách biệt (nhu hầu hết các loại xe hiện nay).

Cũng cần nói thêm, đèn demi ô tô có hai loại đó là bóng đèn (ví dụ trên các xe như Vinfast Fadil, Mazda 3 hoặc Toyota Fortuner) và loại đèn ban ngày dải led ví dụ như Kia Cerato, Kia K3….

lap-den-led-demi-cho-o-to-bi-loi-va-cach-khac-phuc-3

Tuy nhiên cho dù nhà sản xuất thiết kế ra sao để trang hoàng thêm “cho đôi mắt xế yêu” thêm đẹp thì chức năng và tên gọi chính của nó vẫn là đèn ban ngày.

Các loại chân bóng đèn Demi ô tô  phổ biến.

Có ba loại chân đèn Demi phổ biến được trang bị trên xe ô tô mà chúng ta cần biết bao gồm các chân như: T10/ T15/ T20. Trong đó đèn Demi T10 và đèn Demi T20. Đèn Demi  T20 có thiết kế lớn hơn đèn Demi T10.

lap-den-led-demi-cho-o-to-bi-loi-va-cach-khac-phuc-4

lap-den-led-demi-cho-o-to-bi-loi-va-cach-khac-phuc-5
Đèn Demi chân T10

lap-den-led-demi-cho-o-to-bi-loi-va-cach-khac-phuc-6

lap-den-led-demi-cho-o-to-bi-loi-va-cach-khac-phuc-7
Đèn Demi chân T20

Cũng xin lưu ý là bóng đèn T10/ T20 còn có thể được trang bị lắp đặt cho các loại đèn tín hiệu như đèn Signal hoặc đèn lùi tùy thuộc vào thiết kế của từng xe và từng nhà sản xuất.

Các lỗi thường gặp khi lắp đèn led Demi cho ô tô.

Do thiết kế kiểu cũ nên nhiều hãng xe vẫn trang bị đèn demi ô tô là các loại đèn sọi đốt Halogen,thực tế là nó mặt ưu điểmvà nhược điểm như sau…

Ưu điểm: Các loại đèn Halogen truyền thống cho dải màu nhiệt khoảng từ 3000K đến 3500K, màu hổ phách có ánh sáng vàng. Lợi ích của nó là nó có thể dễ nhận biết trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa hoặc có tuyết rơi.

Và cũng nhấn mạnh rằng đèn Day light có mục đích chính là phát sáng ban ngày giúp người lái xe dễ nhận biết có phương tiện di chuyển ngược chiều và chủ động trước các tình huống xấu. Chính vì vậy nó có màu vàng sẽ hữu ích hơn rất nhiều.

Nhược điểm: Chẳng nói chúng ta đều biết, đèn Halogen có nhược điểm rất lớn là nóng và tiêu tốn nhiều năng lượng. Chính vì vậy so với công nghệ đèn led ô tô thì chúng chưa tối ưu cho người sử dụng.

Cần nói thêm rằng, không một hãng nào trang bị đèn ban ngày ô tô bằng công nghệ Xenon bởi những nhược điểm lớn của công nghệ này.

Vậy tại sao người dùng lại có xu hướng chuyển đổi đèn ban ngày ô tô sang các loại đèn led. Đơn giản vì tại Việt Nam có nhiều ý kiến cho rằng nó không có nhiều tác dụng.

Trong điều kiện thời tiết cận nhiệt đới ánh sáng ban ngày luôn bao phủ, ít có thời tiết sương mù hoặc tuyết nên tầm nhìn bao giờ cũng rất tốt, mặt khác có thêm các loại đèn gầm bổ trợ nên gần như đèn ban ngày không có nhiều tác dụng. Lắp các loại đèn này gây lãng phí và tiêu hao nhiều năng lượng, tốn xăng hơn.

Mặt khác, ngày nay các xe đều chuyển đổi đèn pha từ Halogen sang đèn led, với đèn pha là màu trắng nhưng đèn ban ngày lại màu vàng “nó kì kì thế nào ấy“. Chính vì vậy có nhiều bác tài muốn chuyển đổi và đồng bộ cho ánh sáng của xe và giải pháp là thay đèn led demi cho ô tô.

Tuy nhiên khi thay có một vấn đề mà người dùng thường gặp như câu hỏi của khách hàng phía trên mà bộ phận kỹ thuật của đèn led Mắt Cú đã được hỏi, đó là khi bật đèn pha đèn Demi led bị tắt. thực tế rằng đây không phải là lỗi do xe mà do thiết kế của các chân đèn led T20.

Đèn T10 thường chỉ hai dâu nguồn điện vào, nó sẽ không sảy ra lỗi. Riêng với các loại đèn led T20 nó phải được thiết kế với 4 nguồn điện vào (thợ nội thất cò gọi là đèn T20 chân đôi).

lap-den-led-demi-cho-o-to-bi-loi-va-cach-khac-phuc-8

lap-den-led-demi-cho-o-to-bi-loi-va-cach-khac-phuc-9

lap-den-led-demi-cho-o-to-bi-loi-va-cach-khac-phuc-10

Một số trường hợp khi người dùng mua đèn demi T20 không để ý mua nhầm loại đèn chân đơn hay còn gọi là đèn T20 một chế độ (chủ yếu dành cho đèn phanh ô tô) sẽ gặp trường hợp như nói trên.

Ngoài ra một số loại bóng đèn Demi T20 của Philip (hay của một số hãng khác) cũng gặp trường hợp này do thiết kế sai chuẩn chân nên dẫn tới tình trạng này, người dùng nên đảo cực chân đèn là có thể khắc phục được vấn đề. Cách đảo chân đèn Demi cho bóng led T20 chúng ta có thể tìm kiếm nội dung trên các kênh Youtube, chúng có sẵn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *