101 các loại đèn báo lỗi ô tô nguyên nhân và cách khắc phục.

Dưới đây là tổng hợp tất cả các tín hiệu đèn báo lỗi ô tô, nguyên nhân cảnh báo và sơ lược cách khắc phục các bác tài cần biết  khi lái xe.

den-bao-loi-o-to

Đèn cảnh báo lỗi ô tô có 3 loại cơ bản và hai cách hiển thị thông báo cho người lái xe, với đèn báo lỗi hiển thị trên cụm đồng hồ – hay còn gọi là đèn báo lỗi trên taplo cảnh báo về các vấn đề liên quan trực tiếp tới hệ thống vận hành và động cơ.

Loại đèn báo thứ hai hiển thị trên màn hình DVD thông báo về lỗi hỏng một chức năng liên quan tới phụ kiện hoặc hệ thống giải trí, điều hướng của xe. Cảnh báo lỗi trên màn hình thường ít gây nguy hại so với cảnh báo lỗi ô tô trên bảng taplo.

den-bao-loi-o-to

Đặc biệt cần chú ý nếu các biểu tượng cảnh báo xuất hiện trên Taplo, tùy thuộc vào màu đèn được hiển thị báo hiệu sẽ có mức độ quan trọng khác nhau như mô tả dưới đây.

NỘI DUNG CHÍNH

Đèn cảnh báo lỗi ô tô có màu xanh lá cây.

Đây là loại đèn báo thông thường không có gì nguy hiểm, nó thông báo thông tin và không phải là thông báo lỗi, không yêu cầu biện pháp sửa chữa, khắc phục.

Đèn báo lỗi trên ô tô có màu vàng.

Đèn cảnh báo lỗi ô tô màu vàng xuất hiện trên Taplo cảnh báo về một vấn đề nào đó có nguy cơ gây nên các vấn đề hỏng hóc trong tương lai. Khi loại đèn này xuất hiện hãy chú ý, hiện tại nó có thể chưa nguy hiểm nhưng nếu không sớm khắc phục sự cố có thể nó rất nghiêm trọng trong thời gian tới.

Đèn báo lỗi trên ô tô có màu đỏ.

Đặc biệt nguy hiểm, trong trường hợp khi lái xe (hoặc khởi động) mà thấy loại đèn cảnh báo này hãy dừng việc vận hành chiếc xe. Nếu xe đang di chuyển ngoài đường hãy táp xe vào lề và tắt hệ thống máy và gọi cứu hộ ngay. Có một vấn đề nghiêm trọng đang lỗi trên hệ thống động cơ của xe. Đừng cố lái xe cho dù là sắp tới gara gần nhất.

Hệ thống đèn báo lỗi ô tô trên bảng Taplo.

Dưới đây là biểu tượng hình ảnh mô tả các loại cảnh báo lỗi, nguy cơ và sơ lược cách khắc phục mà Mắt Cú thống kê và gửi thông tin đến các bác tài.

Đèn báo lỗi nước làm mát động cơ.

den-bao-loi-o-to-nuoc-lam-mat
Biểu tượng cảnh báo nước làm mát động cơ ô tô – Biểu tượng sử dụng chung trên tất cả các hãng xe theo quy chuẩn quốc tế

Đèn báo lỗi nước làm mát xuất hiện (hay còn còn gọi là báo quá nhiệt động cơ, đèn báo nhiệt độ nước làm mát động cơ...) khi dung dịch làm mát động cơ đã cạn, nó không đủ thể tích để chạy và làm mát động cơ, khiến động cơ quá nóng.

den-bao-loi-o-to-3
Nước làm mát ô tô trong chế độ an toàn hoạt động bình thường

Khi đang lái xe mà thấy đèn báo nhiệt động cơ màu đỏ xuất hiện trên cụm điều khiển Taplo, dừng khẩn cấp xe lại và đỗ vào lề đường sau đó mở Taplo và kiểm tra hộp nước làm mát.

den-bao-loi-o-to-nuoc-lam-mat

den-bao-loi-o-to-nuoc-lam-mat

Nếu thấy nước làm mát đã cạn quá vạch kẻ đề xuất, hãy mua ngay dung dịch nước làm mát và thêm vào cho đủ. Trong trường hợp cấp bách không có dung dịch làm mát có thể xử lý tạm thời bằng cách đổ thêm nước lọc vào bình chứa. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời.

Say khi thêm dung dịch làm mát có thể chờ khoảng 30 phút, sau đó khởi động xe. Nếu thấy đèn báo lỗi đã tắt có thể tiếp tục lái xe. Nhưng nếu đèn báo lỗi vẫn hiển thị vui lòng gọi ngay cứu hộ nơi gần nhất và đưa xe về gara hoặc xưởng dịch vụ vì rất có thể hiện tượng trên gây ra bởi một lỗi nào đó trong hệ thống làm mát động cơ ô tô.

Lưu ý: hãy thường xuyên kiểm tra bình nước làm mát trên xe ô tô, và thay đúng dung dịch nhà sản xuất khuyến cáo để động cơ được tản nhiệt tốt nhất.

Đèn báo lỗi áp suất dầu động cơ.

Áp suất dầu động cơ hay còn gọi là nhớt động cơ, khi thấy đèn cảnh báo áp suất dầu động cơ hiện lên màu đỏ, hãy dừng xe khẩn cấp và không khởi động cho đến lúc chắc chắn đã giải quyết xong sự cố.

den-bao-loi-o-to-ap-suat-dau-dong-co

Không cần giải thích nhiều về tác dụng dầu (nhớt) của động cơ, khi đèn này nổi lên có nghĩa là chiếc xe đang bị thiếu nhớt bôi trơn trong hệ thống máy. Nếu vẫn cố gắng vận hành chiếc xe có thể gặp lỗi nghiêm trọng về máy.

den-bao-loi-o-to-ap-suat-dau-dong-co-2

den-bao-loi-o-to-ap-suat-dau-dong-co-1

Có hai trường hợp thường gặp đó là :cảm biến nhớt bị hỏng và dầu nhớt cạn kiệt dưới mức cho phép.

Vui lòng rút que thăm nhớt ra và kiểm tra theo hướng dẫn của từng nhà sản xuất xe hơi, nếu mức nhớt đã đến vạch thấp nhất hãy thêm nhớt cho động cơ. Để khoảng 1 phút sau đó khởi động động cơ và để động cơ vận hành trong khoảng 5 đến 10 giây, nếu đèn báo đã tắt bạn có thể tiếp tục hành trình, ngược lại hãy liên hệ với đại lý gần nhất.

Đèn cảnh báo hệ thống phanh.

den-bao-loi-o-to-canh-bao-he-thong-phanh

 

Có ba nguyên nhân chính khiến đèn cảnh bảo hệ thống phanh bật sáng màu đỏ: Phanh bị mòn dưới mức cho phép, phanh tay vẫn kéo giữ khi di chuyển (cũng có thể kẹt phanh chân) và hệ thống ống dầu phanh gặp sự cố (cũng có thể là hết dầu phanh hoặc đường dẫn dầu bị rò rỉ khiến mất áp lực hoặc dầu phanh cạn dần).

den-bao-loi-o-to-canh-bao-he-thong-phanh1

Hãy kiểm tra lại phanh tay đầu tiên, nếu nó vẫn xuất hiện kiểm tra sang má phanh của bạn, và cũng kiểm tra lại hệ thống dẫn dầu phanh cũng như mức dầu phanh xe của bạn (không nên để dầu tụt xuống dưới mức yêu cầu của nhà sản xuất).

Một vài trường hợp xe cũng có thể bị kẹp chân phanh do sử dụng trong thời gian dài hoặc do thảm lót chân vướng vào khiến phanh không nhả, các trường hợp còn lại nên đến đại lý hoặc gara gần nhất để kiểm tra.

Đèn cảnh báo hệ thống cửa.

den-bao-loi-o-to-canh-bao-he-thong-cua

Khi đang ở trong trạng thái dừng, hệ thống đèn báo cửa xe ô tô sẽ báo hiệu mở đóng cửa., mở cửa bên nào ở vị trí vào cũng sẽ được thông báo một cách chính xác.

den-bao-loi-o-to-canh-bao-he-thong-cua1

Trong trường hợp đang lái xe mà đèn vẫn hiển thị (hoặc cũng có thể kèm theo âm báo) hãy kiểm tra lại tất cả các cánh cửa xem đã đóng chặt chưa. Nếu bạn chắc chắn chúng đã được đóng chặt nhưng đèn cảnh báo hệ thống cửa vẫn sàng, hãy liên hệ với Gara hoặc trung tâm bảo hành của hãng.

Đèn cảnh báo túi khí.

den-bao-loi-o-to-canh-bao-he-thong-tui-khi-va-day-an-toan

Rất có thể hệ thống túi khí trên ô tô đang gặp sự cố, hãy kiểm tra tại hãng hoặc xưởng dịch vụ có kinh nghiệm.

Đèn báo lỗi công tắc khóa điện.

den-bao-loi-o-to-canh-bao-cong-tac-khoa-dien

Nếu đèn báo lỗi ô tô có hình chiếc khóa xuất hiện màu đỏ, không tắt chìa khóa, tiếp tục lái xe đến xưởng dịch vụ gần nhất ( nếu bạn tắt chìa khóa có thể bạn sẽ không khởi động lại được)

Nếu cảnh báo có màu vàng có thể đã xuất hiện lỗi trên công tắc khóa điện. Lái xe không dừng đến đại lý ủy quyền gần nhất hoặc gọi thợ khóa có kinh nghiệm để kiểm tra.

Đèn cảnh báo lỗi phanh tay điện tử.

den-bao-loi-o-to-canh-bao-phanh tay dien tu

Trên các dòng xe sử dụng phanh tay điện tử hiện nay đều được trang bị hệ thông cảnh báo lỗi điều khiển bởi máy tính. Nếu có bất cứ trục trặc nào liên quan tới hệ thống phanh nó sẽ hiển thị thông báo.

Đèn cảnh báo xuất hiện màu đỏ: nếu trong khi đang vẫn hành đèn cảnh báo lỗi phanh tay xuất hiện màu đỏ, hãy nhanh chóng áp sát lề ngay, sau đó kiểm tra và tắt thử hệ thống phanh, nếu biểu tượng cảnh báo không biến mất hãy liên hệ với trung tâm hỗ trợ.

Nhóm thông báo lỗi phụ kiện, phụ tùng, hệ thống giải trí.

Đây là nhóm thông báo lỗi đơn giản, chủ yếu tập trung vào các dịch vụ giải trí, tiện ích công nghệ trên xe ô tô.

Battery Management System malfunction – Mazda CX5

Thông báo này thường được thấy trên các dòng xe Mazda, đại khái có nghĩa là “Hệ thống pin trục trặc“. Pin ở đây không phải là Pin trong chìa khóa xe, nó được định nghĩa như là Ắc Quy (Việt Nam gọi là Ắc Quy).

den bao loi o to ac quy mazda

Trong trường hợp này các bác nên chuẩn bị thay một bình ắc quy mới, nếu đang di chuyển ở một địa điểm xa chưa thể về hãng hoặc Gara gần nhất để sửa chữa hãy sử dụng một cách đơn giản nhất là “nhờ câu bình” sau đó khắc phục sau.

Accelerator and Brake Pedals Depressed Simultaneously.

Đây là một trong những lỗi “thi thoảng sẽ gặp” trên một số dòng xe như của Toyota, lỗi này có thể “bỗng dưng xuất hiện”. Đại khái nó thông báo rằng các bác “đang đạp đồng thời cả chân phanh và chân ga” mặc dù các bác không hề thao tác như vậy.

den bao loi o to Accelerator and Brake Pedals Depressed Simultaneously

Đây là lỗi không phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân như: quá trình sử dụng lâu ngày bàn đạp phanh có thể bị kẹt, phát sinh lỗi phần mềm trong hệ thống điều khiển xe vv….

Để có  thể xác định được nguyên nhân rõ ràng, các bác có thể kiểm tra qua chân phanh của xe hoặc liên hệ với gara bảo dưỡng gần nhất nhờ các bạn lỹ thuật viên kiểm tra.

 

 

 

Bài viết về đèn cảnh báo lỗi ô tô đang tiếp tục cập nhật…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *