Tìm hiểu về hệ thống cân bằng điện tử – ESC/ESP/VSC và Kiểm soát lực kéo ASR/ TRC/TRAC

Hệ thống cân bằng điện tử (viết tắt là ESC – Electronic Stability control) là một tính năng an toàng chủ động được trang bị ngày một nhiều trên các phân khúc xe khác nhau. Nhưng nó hoạt động như thế nào và tác dụng ra sao thì có thể nhiều bác tài chưa biết.

tim-hieu-ve-he-thong-can-bang-dien-tu-va-kiem-soat-luc-keo

Có nhiều từ viết tắt liên quan tới cụm từ hệ thống cân bằng điện tử, nếu thấy đâu đó thuật ngữ Chương trình ổn định điện tử (ESP) thì nó cũng chính là tính năng này.

Mặt khác, trên mỗi hãng xe các nhà sản xuất quy định về thuật ngữ công nghệ cũng khác nhau. Ví dụ trên các dòng xe Đức như BMW, FORD, MAZDA thì được gọi là ESC/ESP hoặc Dynamic Dtability control (DSC) – Kiểm soát ổn định động nhưng các hãng xe như Toyota và Lexus thì nó được gọi với cái tên khác đó là VSC – Vehicle Stability Control.

Vậy nên nếu thấy các thuật ngữ trên chúng ta cũng không thêm phần lạ lẫm, nhìn chung nó đều nói về một tính năng an toàn trên xe ô tô và chức năng thì không có nhiều sự khác biệt.

Vậy, hệ thống cân bằng điện tử là gì?

Theo Wikipedia: ” Kiểm soát ổn định điện tử, còn được gọi là chương trình ổn định điện tử hoặc kiểm soát ổn định động, là một công nghệ máy tính giúp cải thiện độ ổn định của xe bằng cách phát hiện và giảm mất lực kéo. Khi ESC phát hiện mất kiểm soát lái, nó sẽ tự động áp dụng phanh để giúp lái xe đến nơi người lái dự định đi đến”.

Nhìn chung, mỗi một hãng sẽ có một công nghệ giúp giám sát độ ổn dịnh của chiếc xe với công nghệ riêng nhằm tăng cường sự an toàn khi lái xe.

Hệ thống Kiểm soát lực kéo ASR/ TRC/TRAC.

Nhiều bác tài thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm đó là “Hệ thống cân bằng điện tử” và Kiểm soát lực kéo”. Về bản chất và chức năng hoạt động hai tính năng này có những đặc điểm khác nhau rõ rệt.

Kiểm soát lực kéo cũng là một tính năng an toàn chủ động, nó được viết tắt là TCS (Traction control system)/ ASR/ TRC/TRAC. Công nghệ này giúp hệ thống máy tính trên xe kiểm soát độ bám đường trên lốp xe ô tô.

Xem thêm: Hướng dẫn tự làm USB nhạc hình cho xe ô tô miễn phí.

Cụ thể, nó dựa vào các cảm biến để cảm nhận tốc độ quay của hệ thống bánh xe (hoặc từng bánh riêng biệt). Khi cảm nhận một hoặc nhiều bánh xe có tốc độ quay nhanh hơn so với phần còn lại (do mất độ bám trên mặt đường trơn trượt) máy tính sẽ chủ động điều chỉnh tốc độ quay của những bánh xe còn lại đồng tốc với bánh xe đó khiến xe không bị trượt trên bề mặt.

tim-hieu-ve-he-thong-can-bang-dien-tu-va-kiem-soat-luc-keo2

Kiểm soát lực kéo cũng có thể hữu ích khi di chuyển về phía trước trên bề mặt trơn. Các cảm biến có thể kiểm tra xem một bánh xe có quay nhanh hơn bánh xe khác hay không và áp dụng phanh cho bánh xe quay nhanh hơn. Khi hết tốc độ quay, xe có thể lấy lại lực kéo và tránh bị trượt đi trên mặt đường.

Nếu bác tài nào đã từng lái xe và bật tính năng Kiểm soát lực kéo sẽ cảm nhận rõ nét về vấn đề này, trong trường hợp mặt đường trơn trượt do bùn đất nếu không bật TCS chiếc xe vấn lao nhanh về phía trước mặc dù đã đạp phanh bó cứng. Nhưng nếu bật hệ thống kiểm soát lực kéo chiếc xe tự động phanh và điều chỉnh hệ thống vòng quay bánh xe khiến nó không bị văng đi.

Riêng với hệ thống cân bằng điện tử, bằng việc sử dụng các cảm biến và để xác định và điều khiển hệ thống phanh, lái của chiếc xe. Nó sẽ giúp chiếc xe không bị đi lệch hướng trong trường hợp xe đi vào đường trơn trượt mất lái.

Trên các dòng xe cao cấp, khi hệ thống cám biến cảm nhận thây sự bất thường nó thậm chí còn điều khiển công suất động cơ truyền thêm động lực cho chiếc bánh xe đó hoặc giảm bớt với những bánh xe còn lại giúp xe ổn định được hướng đi tới.

Xem thêm video mô tả hệ thống cân bằng điện tử trên BMW.

Thông qua các cảm biến giám sát nhiều thông số liên quan đến sự ổn định của lái xe, hệ thống nhận dữ liệu chính xác về tình trạng hiện tại của xe vài trăm lần mỗi giây và so sánh điều này với một mô hình tiêu chuẩn. Nếu có sai lệch nghiêm trọng, hệ thống cân bằng điện tử sẽ can thiệp và giúp tài xế giữ vững góc lái và hướng đi đã xác định.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *