Nguyên nhân và cách xử lý đèn pha ô tô bị hấp hơi nước.

Đèn pha ô tô bị hấp hơi nước là bệnh khá phổ biến, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng hấp hơi đèn pha như vậy. Nhưng cho dù tình trạng hấp hơi năng hay nhẹ đều ảnh hưởng rất lớn công năng chiếu sáng khi lái xe. Vậy nguyên nhân và cách xử lý đèn pha ô tô bị hấp hơi nước như thế nào? Owleye sẽ hướng dẫn qua bài viết này.

nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-den-pha-o-to-bi-hap-hoi-nuoc

Tất cả cụm đèn pha ô tô đều có thể bị hấp hơi, nhưng Mắt Cú.vn thường nhận tin nhắn nhờ tư vấn hỗ trợ căn bệnh này nhiều nhất từ các bác tài lái xe Cerato. Cũng không hiểu rõ lý do tại sao những chiếc xe Kia Cerato lại thường xuyên bị như vậy mặc dù đời xe rất mới. Kể cả những chiếc xe mới vận hàng đươc vài ngàn km.

Chúng tôi cũng đã liên hệ với các đối tác, nhân viên kỹ thuật trong hãng Kia và nhận được câu trả lời là không biết được nguyên nhân, giải pháp của họ là thay mới bộ đèn pha cho khách hàng khi xe bị “mắc căn bệnh” này.

Khá hài hước là khi chúng tôi độ đèn LED cho kia Cerato thường thấy phía trong nắp chụp bụi có thêm các túi hút ẩm, đây có lẽ là một cách “chống cháy” từ nhà sản xuất tránh tình trạng đèn pha ô tô bị hấp hơi nước của hãng đối với các mẫu xe lắp ráp tại thị trường Việt Nam.

Cho nên riêng với những chiếc Kia Cerato, nếu như vừa mua về và sử dụng được vài tháng và sảy ra hiện tượng này cũng không có gì là đáng ngạc nhiên cho lắm.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến đèn pha ô tô bị hấp hơi nước.

Nguyên nhân đầu tiên:  đó là do các giăng bịt, nắp chụp nhựa bị hở không khít. Vấn đề này thường sảy ra khi chiếc xe đã vận hành được một thời gian khá dài, nhựa bị cong vênh do nhiệt độ, các gioăng không còn bám khít với bề mặt tương tác.

Với thời tiết tại Việt Nam có độ ẩm không khí cao, thời tiết miền Bắc còn có thể nồm nên lượng không khí có lượng hơi ẩm lớn sẽ theo đó đi vào trong cụm đèn pha và động dần thành các giọt nước trong đó. Lâu ngày, lượng hơi nước càng nhiều hơn và do không thoát ra ngoài được sẽ bám dính bên trong bề mặt chóa nhựa của đèn.

Hoặc cũng có thể khi di chuyển trời mưa, các gioăng bịt, nắp chụp nhựa, cụm đèn có nhiều kẽ hở (nứt vỡ) khiến nước chảy từ bên ngoài vào, sau đó không thoát ra được và động thành hơi khi bật đèn (có sức nóng của bóng đèn).

nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-den-pha-o-to-bi-hap-hoi-nuoc

Nguyên nhân thứ hai: Quý khách đã độ đèn pha LED Bi hoặc Xenon. Trong quá trình thao tác công đoạn cuối cùng là gắn keo vào liên kết khối giữa mặt nhựa và hốc đèn. Đây là cong đoạn quan trọng nhưng có thể người thợ nội thất thực hiện chưa hết dẫn đến tình trạng keo không ăn bám hết vào bề mặt, tạo vết hở khiến hơi nước hấp vào bên trong.

Chính keo dán nếu chưa thực sự khô cũng là nguyên nhân khiến đèn pha ô tô bị hấp hơi nước do sau khi độ cáclớp keo chưa khô hẳn.

Hoặc do tay nghề người thợ kém thao tác ép thủ công không bằng máy móc nên tạo ra sự cong vênh cho cụm đèn khiến hơi nước dễ ngưng tụ và hấp ngược vào bên trong khi trời mưa.

Cách xử lý đèn pha ô tô bị hấp hơi nước.

Một cách đơn giản nhất để xử lý đèn pha ô tô bị hấp hơi nước đó là tháo nắp chụp nhựa phía sau đèn pha ra khi thời tiết nóng lên (đặc biệt thích hợp với những ngày nắng to). Hãy cứ để như vậy và lái xe bình thường khoảng một ngày cho lượng hơi nước thoát hết ra phía ngoài sau đó nắp chụp nhựa lại như cũ. Nếu xe bị tình trạng hấp hơi nước đèn pha nhẹ, chỉ lăn tăn vài gợn thì có thể khởi động xe sau đó bật đèn pha lên, sau khoảng 30 phút vận hành sức nóng từ bóng đèn sẽ đẩy hết lượng hơi nước ra bên ngoài ( có thể kiểm tra bằng cảm quan, khi nào cảm thấy không còn hơi nước nữa có thể gắn chụp nhựa chống bụi trở lại).

nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-den-pha-o-to-bi-hap-hoi-nuoc

Nhưng nếu cả cụm đèn chưa toàn nước bên trong thì sao, tình trạng này không hiếm. Hãy kiểm tralaij toàn bộ đèn pha của bạn, tìm ra nguyên nhân và khắc phục trước. Mở nắp chụp bụi dốc toàn bộ phần nước động bên trong ra. Tuy nhiên với lượng nước nhiều như vậy sẽ không thể làm như cách trên.

Lúc này, hãy tìm một thùng Carton có chu vi tương thích với chiếc đèn của mình, tháo cụm đèn ra khỏi xe, đặt ngửa cả cụm đèn vào bên trong thùng, sử dụng một chiếc máy khò nhiệt (loại máy hò nhiệt thợ dán phim hay dùng) khoét một lỗ nhỏ ngang hông thùng giấy đưa đầu máy khò vào đó và bật lên, lưu ý là liên tục kiểm tra cho đến khi cảm thấy hết sạch hơi nước thì dừng lại.

Hoặc đơn giản hơn là dùng máy sấy tóc sấy trực tiếp lên bề mặt ngoài của cụm đèn để đẩy hết không khí chứa hơi ra bên ngoài.

Để ngăn chặn tình trạng này tái diễn, hãy kiểm tra lại và tìm ra nguyên nhân khiến đèn pha ô tô bị hấp hơi nước, sau đó khắc phục chính những nguyên nhân này trước sau đó mới xử lý triệt để phần hơi nước bị hấp trong cụm đèn. Hoặc gọi điện đến hotline 098.212.4440 của Mắt Cú.vn đại lý phân phối chính thức của đèn led Owleye để được bộ phận kỹ thuật viên tư vấn giải pháp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *