Độ loa sub cho ô tô và những kiến thức bạn cần biết

Bạn đang có nhu cầu độ loa sub cho ô tô, hãy đọc nội dụng này. Mọi thắc mắc của bạn sẽ phần nào được giải đáp, hãy coi nó như là một tư liệu giúp bạn có được một bộ loa siêu trầm ưng ý khi có nhu cầu độ loa ô tô.

do-loa-sub-cho-o-to-va-nhung-kien-thuc-ban-can-biet

Hãy cùng Owleye làm sáng tỏ những thông tin cần thiết nhất được liệt kê dưới đây,,,

NỘI DUNG CHÍNH

Loa Sub ô tô là gì?

Loa Sub là tên gọi ngắn gọn của một loại loa siêu trầm cho ô tô, tên đầy đủ của nó được gọi là “Subwoofer“. Đây là một trong những chiếc loa có chức năng tạo âm siêu trầm hay còn gọi là âm Bass (là âm thanh có dải tần số thấp) giúp cho toàn bộ âm thanh khi phát ra được hòa trộn và tái tạo rõ nét khiến bản nhạc hay hơn, và cũng có thể nói rằng âm Bass là loại âm thanh không thể thiếu khi chơi nhạc.

Âm Bass được chia ra làm ba loại chính đó là:

  • Low bass (Deep bass – Bass sâu) : có dải tần số dao động từ khoảng ~ 20Hz – 80Hz.
  • Bass trung (mid bass): có dải tần số dao động từ khoảng ~ 80Hz – 320Hz.
  • Upper bass (High bass – Bass cao): có dải tần số dao động từ khoảng ~ 320Hz – 500Hz.

Những nhạc cụ có thể tạo ra âm Bass bao gồm: tiếng trống, Guitar bass, bass acoustic, saxophone (các nhạc cụ tạo ra âm trầm có âm vực thấp từ C2 đến C4), giọng hát nam trầm… (tham khảo Wikipedia).

Hệ thống loa trên ô tô.

Mỗi một chiếc ô tô thông thường chỉ được trang bị 4 loa bao gồm hai loa cánh (thường là các loa Midbass được lắp ở cánh cửa) và hai loa tầm trung để tái tạo các dải âm trung tần. Tùy thuộc vào từng mẫu xe nhà sản xuất có thể trang bị thêm các loa ở phía cánh cửa sau nhằm tạo ra chất lượng âm thanh vòm giúp chúng ta có thể nghe nhạc được hay hơn.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn tự làm USB nhạc hình cho xe ô tô miễn phí.

Tuy nhiên do không gian trên xe ô tô khá chật hẹp nên việc thiết kế nhiều loại loa khác nhau ở những vị trí khác nhau đôi khi lại gây ra một hiệu ứng ngược, chính vì vậy giải pháp cơ bản nhất là lắp 4 đến 6 loa đồng trục là hợp lý hơn cả.

Loa đồng trục hay còn gọi với thuật ngữ khác là loa toàn dải, hệ thống loa này có những điểm chung và cũng khác biệt so với dàn âm thanh trong gia đình với hệ thống loa thành phần.

Loa đồng trục – toàn dải.

Loa đồng trục hay còn được gọi là loa toàn dải, chúng tái tạo dải tần số âm thanh lớn hơn từ một đơn vị duy nhất. Hệ thống loa này loa được cấp và phát tín hiệu từ một loại trình điều khiển được tìm thấy trong các loa thành phần, nhưng chúng được kết hợp với nhau để tiết kiệm chi phí và không gian. Cấu hình phổ biến nhất là nó sẽ bao gồm một loa trầm với một loa tweeter, nhưng cũng có những loa đồng trục 3 đường tiếng chứa một loa trầm, loa tầm trung và loa tweeter.

Hệ thống loa ô tô đồng trục được ra mắt lần đầu vào đầu những năm 1970, kể từ đó đến nay hầu hết các hệ thống loa ô tô đa phần sử dụng loa toàn dải, vì thiết kế hệ thống âm thanh phải đảm bảo cho việc giảm giá thành tổng thể cho một chiếc xe, nhất là hiện nay giá bán là một trong những mục tiêu giúp các mẫu xe có thể tăng khả năng cạnh tranh.

Loa thành phần.

Nếu bạn muốn có được chất lượng âm thanh tốt nhất trên chiếc xe hơi của mình hãy tham khảo giải pháp với việc lắp đặt hệ thống loa thành phần với trình điều khiển được cài đặt riêng biệt.

Phạm vi thính giác của con người là khoảng 20 đến 20.000 Hz và phổ tần đó thường được chia thành một số loại khi nói đến công nghệ loa.

Mỗi loa thành phần xử lý một phần hoặc thành phần duy nhất của dải âm đó. Các tần số cao nhất được tạo ra bởi loa tweeter, thấp nhất bởi loa trầm và loa tầm trung nằm giữa trong khoảng dải tần số âm thanh trên.

Khác với loa toàn dải, nếu như là một người sành về âm nhạc và có yêu cầu cao khi thưởng thức âm thanh có lẽ đa phần chúng ta đều muốn sở hữu một hệ thống loa ô tô từng thành phần, tất nhiên để tốt nhất mỗi một loại loa sẽ được kết nối và điều khiển bởi một trình điều khiển riêng biệt, và có lẽ bạn cũng biết rằng “nó sẽ khá tốn kém” khi chúng ta cần nâng cấp.

3 loại loa thành phần chính.

Loa Tweeters -Treble 

Loa Tweeters hay còn gọi là loaTreble, chúng ta vẫn thường thân quen hơn nữa với tên gọi là “loa tép”, một phần bởi chính hình dạng nhỏ bé của nó.

Những loa này đảm bảo nhiệm vụ phát ra âm thanh tần số cao từ khoảng 2.000 đến 20.000 Hz. Thường sẽ được nghe rõ nét cho những âm của các nhạc cụ như Guitar, âm nữ cao…

Còn một loại loa khác cũng thuộc nhóm loa Tweeters đó là loa Super Tweeters, những chiếc loa này đôi khi có khả năng tạo ra tần số siêu âm vượt ra ngoài phạm vi thính giác bình thường của con người.

do-loa-sub-cho-o-to-va-nhung-kien-thuc-ban-can-biet-Super Tweeters

Các dải tần số mà Super Tweeters tái tạo thường lớn hơn  2.000 Hz (dải tần số âm thanh mà loa tweeter thông thường xử lý). Điều đó cho phép các loa siêu cao tần tạo ra âm tần cao hơn mà không khiến âm thanh bị biến dạng, méo tiếng.

Loa Mid-range – Loa tầm trung.

Dải trung của âm tần bao gồm các âm thanh rơi vào khoảng từ 300 đến 5.000 Hz, đa phần âm thanh của hầu hết các tiếng nhạc cụ và giọng hát sẽ nằm trong dải tần này, do đó có một số sự chồng chéo giữa loa tầm trung và loa tweeter.

Loa Woofers và Super Woofers.

Loa Woofers hay còn gọi là loa trầm, còn thuật ngữ Super Woofers là loại loa siêu trầm. Âm trầm có dải tần vào khoảng từ 40 đến 1.000 Hz và chắc chắn được xử lý bởi các loa trầm. Riêng với các loại loa siêu trầm được lắp đặt để phát ra các âm từ 20 đến 200 Hz, những thiết bị âm thanh chuyên nghiệp có thể bị giới hạn ở tần số dưới 80 Hz.

Cũng có một số trùng lặp giữa loa trầm và loa tầm trung, nhưng dải trung thường không có khả năng tạo ra những tiếng trầm giống như tiếng trống một cách rõ nét.

Lẽ đó nếu như bạn là một tín đồ của các thể loại nhạc Nostop, Remix hoặc nhạc điện tử thì một yêu cầu cao về chất lượng âm trầm sẽ giúp chúng ta thỏa mãn niềm đam mê nghe nhạc trên ô tô.

Bạn có cần một chiếc loa siêu trầm?

Như đã nói trên ô tô, loa siêu trầm là loại loa tái tạo những âm thanh trầm có khả năng tăng “độ hay” cho một bản nhạc, tất nhiên hệ thống âm thanh trên mỗi chiếc xe hơi đều đã được trang bị những chiếc loa trầm nhưng do thiết kế vừa đủ nên đôi khi chất lượng âm không được “đã tai” như khi được độ lại.

Có nhiều lí do khiến chất lượng âm thanh trên xe hơi luôn không được như ý người dùng, chúng ta có thể liệt kê phía dưới như sau…

  • Chất lượng các loại loa không phải là “suất sắc”: thực tế là các hãng xe đều có thể nghiên cứu, phát triển và chế tạo những hệ thống loa tốt nhất trên mỗi chiếc xe của mình sản xuất, tuy nhiên do tính chất cạnh tranh mạnh mẽ về giá, họ thường không làm như vậy để giảm chi phí và giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh. Đừng đùa với đội ngũ kĩ sư của hãng, họ có thể làm tất cả nhưng với chiến lược kinh doanh họ chỉ có thể nghiên cứu và trang bị như vậy thôi.
  • Thể loại nhạc khác nhau khiến người dùng có cảm nhận và mong muốn chất lượng âm khác nhau: Tùy thuộc vào thể loại nhạc mà người lái xe yêu thích và mỗi người có một sở thích khác nhau. Người thì thích những bản nhạc mạnh mẽ như Nonstop, Remix… Nhưng có người lại chỉ thích “nhâm nhi” những bài hát Bolero trên mỗi cung đường đẹp. Vậy nên yêu cầu về chất lượng âm thanh cũng hoàn toàn khác nhau.

Thường thì khi lái xe ai cũng muốn nghe những bản nhạc mà mình yêu thích, có thể nhiều người sẽ đồng ý với quan điểm này “việc thưởng thức những bài hát mà mình yêu thích khi lái xe cộng với việc được ngắm nhìn những khung cảnh và trong thời tiết đẹp khiến chúng ta có nhiều cảm súc khác nhau“. Thực tế nữa đó là nghe nhạc sẽ khiến người lái xe tỉnh táo hơn trên những chặng đường dài.

Mắt Cú nhận thấy, thường thì ngay thời gian ngắn sau khi mua xe người dùng thường có nhu cầu nâng cấp hệ thống âm thanh cho ô tô của mình. Mục đích chính là tăng chất lượng âm Bass với việc lắp thêm hoặc thay thế các loa Sub và loa Treble. Lí do hết sức đơn giản bởi hệ thống âm trầm trên xe thực sự “không được đã tai” như mong đợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *