Độ đèn ô tô – Ballast là gì, tại sao đèn LED không cần lắp thêm Ballast?

Owleye thường gặp các câu hỏi liên quan đến đèn led khi khách hàng đang có nhu cầu độ đèn ô tô như ” Ballast là gì, tại sao đèn LED không cần lắp thêm Ballast?“. Bài viết này sẽ giải thích sơ lược về những thắc mắc trên, giúp bạn tìm được sản phẩm phù hợp.

do-den-o-to-ballast-la-gi-tai-sao-den-led-khong-can-lap-them-ballast

Nếu đang quan tâm tới việc độ đèn tăng sáng cho ô tô tin chắc rằng các bác đã nghe tới một thiết bị gọi là “ballast”. Cũng có nhiều bác gọi đây là chấn lưu, điều này không sai.

Hai thiết bị này là không thể thiếu trên các loại đèn Hid hoặc đeng huỳnh quang. Vậy Ballast thực chất là thiết bị gì và có chức năng như thế nào, các bác cùng tìm hiểu với Mắt Cú.

NỘI DUNG CHÍNH

Ballast là gì?

Ballast là một thiết bị đi kèm với các loại đèn HID – Xenon (hoặc đèn huỳnh quang). Đây là thiết bị không thể thiếu với hai loại đèn này, nó có nhiệm vụ điều chỉnh điện áp và giữ cho chúng ổn định trong suất quá trình bóng đèn hoạt động. Ngoài ra Ballast còn được gọi với thuật ngữ khác đó là Chấn lưu (thường thấy trong các loại bóng đèn huỳnh quang dành cho gia đình).

Chấn lưu có hai loại, chấn lưu từ tính và chấn lưu điện – hay còn gọi là chấn lưu điện tử.

Tại sao khi độ đèn HID Xenon lại phải có Ballast.

Để bóng đèn Xenon có thể phát sáng nó phải dựa vào hoạt động đầu vào của Ballast. Ballast đèn Xenon thường đảm nhiệm ba tầng chức năng chính.

  • Giai đoạn tăng PFC (để duy trì dòng điện đầu vào hình sin và tạo ra điện áp bus DC ổn định)
  • Chuyển đổi buck – Bộ điều chỉnh giảm điện áp hay gọi là Buck converter hay Step-down conveter, là bộ chuyển đổi nguồn điện DC sang AC
  • Giai đoạn đầu ra để điều khiển đèn.

Trong công nghệ chiếu sáng với đèn Xenon, bộ chấn lưu là thiết bị không thể thiếu. Chức năng chính của Ballast trong độ đèn Xenon cho ô tô đó là hiệu chỉnh dòng điện từ DC sang AC và giữ ổn định nguần điện này cho bóng đèn phát sáng liên tục.

Ballast hoạt động như thế nào?

Từ tài liệu của Hella, Ballast có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện từ một chiều sang xoay chiều đốt cháy hỗn hợp khí trơ trong bóng đèn HID bằng xung cao áp đến 30 kV (với mẫu đèn thế hệ thứ 4).

Chấn lưu điện tử điều khiển sự khởi động của bóng đèn để bóng đèn đạt đến giai đoạn hoạt động một cách nhanh chóng, sau đó điều khiển công suất bóng đèn ở mức không đổi 35W.

do-den-o-to-ballast-la-gi-tai-sao-den-led-khong-can-lap-them-ballast

Bộ chuyển đổi DC tạo ra điện áp cần thiết cho thiết bị điện tử vào bóng đèn từ hệ thống điện của xe. Mạch cầu cung cấp hiệu điện thế xoay chiều 300 Hz để các bóng xenon hoạt động một cách ổn định nhất.

Về cơ bản có thể hiểu như sau..

Điện áp trên xe ô tô thông thường sẽ là 12V và 24V và là dòng điện 1 chiều – DC. Và một điều oái oăm đó là bóng đèn Xenon không thể phát sáng với dòng điện DC được. Lý do là đây…

Bản chất việc phát ra ánh sáng của đèn Xenon đó là sự phát sáng của tia điện được phát ra trong bầu khí của đèn, khí này là hỗn hợp các loại khí trơ trong đó có chứa cá khí Xenon. Hỗn hợp khí này ngăn chặn sự ô xi hóa các điện cực giúp nó không bị đốt cháy nhanh, hoạt động với tuổi thọ lâu hơn.

Nguyên lý cơ bản để bóng Xenon phát sáng là nó tạo ra tia điện giữa hai đầu cực, và để làm việc này chỉ có thể dựa trên dòng điện xoay chiều và Ballast có nhiệm vụ chính là đổi nguồn từ một chiều sang xoay chiều và giữ ônt định nó.

Đèn LED có cần Ballast không?

Trên một số mẫu đèn led ô tô hiện nay có một thiết bị đi kèm trông giống với Ballast bóng Xenon, nhưng thường nhỏ hơn. Tuy nhiên đó không phải là Ballast. Chúng tôi thường gọi đó là Driver – Trình điều khiển.

Về bản chất nó có điểm giống và khác nhau.

Chức năng chính của chấn lưu đèn Xenon (và cả đèn Neon dân dụng) đó là thay đổi nguần điện và tăng điện áp, sau đó duy trì và giữ ổn định nguần cấp này. Nhưng Led Drive chỉ có chức năng ổn định nguần điện DC cấp cho đèn.

Đèn LED không cần chấn lưu, đơn giản vì nguần điện cấp sẵn có là điện một chiều. Nó hoàn toàn phù hợp với bóng Halogen cũng như LED. Trình điều khiển đèn LED cũng có chức năng và cấu tạo khác với đèn Xenon.

Cho nên thỉnh thoảng các bác nhìn thấy một số mẫu đèn LED có Drive một số mẫu lại không có thì cũng không có gì là ngạc nhiên, nhà sản xuất có thể đã tích hợp nó sẵn trong bản mạch điều khiển phía trong, hoặc cũng có thể tách rời nó ra bằng một trình điều khiển bên ngoài.

Có nhiều người cho rằng bóng đèn LED có Drive sẽ tốt hơn bóng bóng không có Drive. Đây là thông tin chưa hoàn toàn chính xác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *