Nâng cấp đèn pha ô tô từ Halogen sang LED và những điều bạn nên biết.

Việc nâng cấp đèn pha cho ô tô từ bóng đèn nguyên bản Halogen sang đèn LED là xu thế. Nó tạo ra sự hiệu quả rõ rệt cho người lái xe khi di chuyển vào ban đêm.

Thật không may, việc thay thế ban đầu khá phức tạp nếu bạn chưa thực sự hiểu về các loại bóng đèn, chân cắm, canbus led (bộ giải mã đèn led), tản nhiệt, tuổi thọ….

Bài viết này chúng tôi sẽ giải thích tất cả các thông tin trên, giúp bạn hiểu rõ hơn khi quyết định nâng cấp ánh sáng đèn pha cho xe của mình.

Và điểm mấu chốt đó là thao tác lắp đặt không hề khó khăn nếu bạn hiểu được các thông số trên.

NỘI DUNG CHÍNH

Nâng cấp đèn pha ô tô từ Halogen sang LED và những điều bạn nên biết.

Tại sao phải chuyển đổi đèn Halogen sang đèn LED.

Đó là bởi vì chất lượng ánh sáng, tuổi thọ bóng đèn và hiệu quả của đèn LED mang lại.

Với công nghệ cũ, xe được nhà sản xuất trang bị bóng đèn sọi tóc (đèn Halogen), với các mẫu đèn dạng này nhiệt lượng tỏa ra rất lớn tiêu hao nhiều năng lượng mà tuổi thọ lại rất thấp (chỉ khoảng 1000h hoạt động), tầm chiếu xa kém…

Cũng do trước đây công nghệ sản xuất trong lĩnh vực chiếu sáng cho xe cộ chưa cao nên các mẫu bóng dạng này là giải pháp duy nhất.

Tuy nhiên, tại thời điểm này công nghệ chiếu sáng phục vụ cho nghành vận tải đã có một bước tiến nhanh và mạnh mẽ. Các nhà sản xuất xe luôn đưa ra những cải tiến để phục vụ cho việc lái xe ban đêm an toàn hơn. Đó phải kể đến các loại đèn HID và LED.

Vậy đèn LED hơn đèn Halogen ở điểm gì?

Điểm đầu tiên cần nói đền đó chính là tuổi thọ.

Những mẫu đèn LED hiện nay trên thị trường có tuổi thọ rất cao, dao động từ 30.000h đến 50.000h. Gấp vài trăm lần so với các bóng Halogen.

Hãy thử một phép so sánh, nếu bạn lắp một bóng đèn Halogen thì một năm nếu di chuyển liên tục bạn có thể phải thay hai lần bóng, với đèn LED hơn 2 năm bạn mới phải thay thế. Tiết kiện hơn rất nhiều. Không lo mất đèn nếu bạn di chuyển vào ban đêm.

Cần nhắc tới hiệu suất chiếu sáng.

Với mẫu đèn cũ bạn chỉ có thể nhìn với khoảng cách rất ngắn, tuy nhiên với công nghệ đèn LED bạn có thể nâng cao tầm nhìn khi di chuyển lên tới 200m mà vẫn có thể quan sát chính xác chướng ngại vật.

Tiếp theo, màu sắc ánh sáng đóng vai trò rất lớn.

nang-cap-den-pha-o-to-tu-halogen-sang-led-va-nhung-dieu-ban-nen-biet
So sánh đèn Halogen và đèn LED

Màu nhiệt của bóng đèn Halogen nằm trong khoảng 4800K đến 4300K, cho màu ánh sáng vàng nằng.

Với màu nhiệt này khi lái xe đường dài liên tục trong đêm sẽ gây mỏi mắt, hiện tượng buồn ngủ xuất hiện thường xuyên, mất an toàn khi lái xe.

Màu nhiệt của đèn LED được sản xuất chủ yêu tại hai mức là 6000K và 6500K, cho ánh sáng trắng (khoảng sáng nhất của ánh sáng vào buổi trưa). Với màu nhiệt này, hiệu quả chiếu sáng tăng lên, người lái xe nhìn vật cản tốt hơn. Mắt sẽ không phải điều tiết nhiều, không gây mỏi mắt buồn ngủ khi lái xe.

Các thông số quan trọng bạn cần biết.

Công suất: Công suất tiêu hao năng lượng của đèn. Công suất tiêu thụ của bóng Halogen theo xe là 55W/bóng. Tuy nhiên, do đèn LED sử dụng ít năng lượng hơn nên các mẫu đèn LED phổ thông trên thị trường hiện nay chỉ có công suất dao động khoảng 25W-45W.

Rất ít đèn LED đạt được công suất lớn hơn 55W, và bạn nên lưu ý. Công suất lớn chưa hẳn là đèn đã tốt và sinh ra nhiều nhiệt. Hiệu suất chiếu sáng sẽ giảm rất nhanh nếu chất lượng sản phẩm không thực sự tốt.

Lumen: Hay còn gọi là Quang Thông. Đây là một giá trị đo cho tổng lượng ánh sáng nhìn thấy bằng mắt thường. Và để xác định chính xác được lượng quang thông sau khi sản xuất phải đưa vào một máy đo hình khối tròn và đo tổng ánh sáng thu được tại đó.

Bằng mắt thường không thể xác định được thông số này.

Rất nhiều khách hàng mua hàng tại Owleye đã hỏi và chỉ quan tâm đến chỉ số này. Và hầu hết mọi người đều sai khi quá quan tâm đến quang thông của bóng đèn.

Lux: chỉ số đo lường cho độ rọi sáng (chụm sáng) của bóng đèn. Đây chính là giá trị đo lường cho việc bạn lắp đèn LED có nhìn rõ đường không, có nhìn thấy vật cản trên đường hay không.

Trong hai giá giá Lumen và Lux, thì Lumen là tổng số lượng ánh sáng nhìn thấy và Lux là giá trị đại diện cho lượng Lumen hữu ích, chính những giá trị này là điểm mấu chốt để nhận ra đâu là bóng đèn LED tốt nhất.

Đèn cho ô tô và xe máy khác hoàn toàn so với những bóng đèn dân dụng hay công nghiệp.

Tiêu chuẩn chống nước, chốn bụi, rung: còn được nhắ tới với từ viết tắt IP. Cấp độ IP của LED từ 65-68.

68 là cấp cao nhất có thể chống hoàn toàn nước. Tuy nhiên bạn cũng nên biết, chống nước ở đây là chống nước trong khoảng thời gian nào. Sẽ có bài viết nói rõ cho mọi người về thông số IP này. Với mọi thiết bị điện tử nếu sử dụng trong môi trường nước đều không thể tồn tại.

Tuy nhiên với cấp IP68 bạn có thể rửa xe thoải mái, dính nước trong khoảng thời gian ngắn  là không sao.

Đèn dùng đui tản nhiệt, sợi tản nhiệt tuổi thọ cao hơn đèn dùng quạt.

Đèn LED sử dụng hai chế độ chính để tản nhiệt, do bản thân nhiệt phát sinh trong quá trình hoạt động không nằm tại bóng mà phần nhiệt lượng này được chuyển về phía đui đèn.

nang-cap-den-pha-o-to-tu-halogen-sang-led-va-nhung-dieu-ban-nen-biet
Đế tản nhiệt cho đèn LED

Để giải phóng phần nhiệt lượng này đèn LED bắt buộc phải được chế tạo thêm một cơ chế tản nhiể riêng:

_ Tản nhiệt băng khối nhôm.

_ Tản nhiệt bằng sợi nhôm.

_ Tản nhiệt bằng khối nhôm và kèm thêm quạt

Rất nhiều khác hàng cho rằng đèn LED dùng quạt sẽ nhanh hỏng hơn so với đèn LED dùng đui tản nhiệt, quan niệm này chưa hản là đã đúng.

Nhiệt lượng chính là tác nhân gây hỏng LED chip của đèn. Đèn LED hỏng nhanh do phần nhiệt lượng này không được giải phóng hết gây bong diot.

Với mẫu đèn dùng quạt, tản nhiệt được coi như là hữu dụng nhất. Vừa có chế độ thu nhiệt thông qua vật liệu khối, vừa có quạt thồi lượng nhiệt này phân tán ra bên ngoài. Giúp cho đèn luôn được mát. Tăng tuổi thọ cho bóng.

Trước đây công nghệ sản xuất đèn LED cho ô tô chưa cao, ngoài ra trên thị trường bày bán tràn lan những sản phẩm nhái sản phẩm của các nhà máy sản xuất linh phụ kiện OEM cho ô tô. Chất lượng kém nên nhanh hỏng, lỗi.

Mặt khác đối với người tiêu dùng thường ham rẻ, nên thường lựa chọn những sản phẩm trôi nổi. Đây chính là tâm lý tiêu dùng chung và sau đó đưa ra những nhận định chưa hoàn toàn chính xác.

Riêng đối với dòng sản phẩm dùng khối hoặc nhôm sợi tản nhiệt, sản phẩm cũng tốt. Nhưng theo đánh giá cách tản nhiệt này chủa thể giải phóng hết nhiệt lượng cho đèn. Hiệu suất chiếu sáng sẽ giảm dần theo thời gian. Có thể không hỏng bóng nhưng bóng sẽ mờ dần, hiệu suất chiếu sáng không cong được tốt.

Làm thế nào tôi xác định được bóng đèn cần thay cho xe của mình.

Cách đơn giản nhất là bạn tháo bóng đèn cũ ra kiểm tra thông số của đèn. Đa phần là các bóng đèn đều có ghi kí hiệu trên bóng.

nang-cap-den-pha-o-to-tu-halogen-sang-led-va-nhung-dieu-ban-nen-biet
Thông số về bóng đèn thường được hgi tại bóng

Nếu trên bóng đèn không ghi các thông số sản phẩm, bạn có thể tìm kiếm chân đèn của mình thông qua sách hướng dẫn sử dụng được cung cấp theo xe.

nang-cap-den-pha-o-to-tu-halogen-sang-led-va-nhung-dieu-ban-nen-biet

nang-cap-den-pha-o-to-tu-halogen-sang-led-va-nhung-dieu-ban-nen-biet

Và nếu bạn không thể xác định được loại đèn mình cần hãy liên hệ với chúng tôi theo hót line chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn.

YÊU CẦU GỌI LẠI TƯ VẤN SẢN PHẨM

Lưu ý: Chân đèn H8/H9/H11/H16JP/H27 là tương đồng.

Tôi có thể thay thế đèn pha LED tại nhà được không?

Hoàn toàn có thể, bạn có thể tự tay thao tác và tháo lắp bóng đèn tại nhà mà không cần ra gara nếu bạn hiểu về thao tác.

nang-cap-den-pha-o-to-tu-halogen-sang-led-va-nhung-dieu-ban-nen-biet
Khuyến cáo: bạn nên để phần tản nhiệt ra ngoài với mẫu chụp như này

Xin vui lòng xem thêm clip bên dưới để hiểu thêm.

LẮP ĐÈN LED OWLEYE CHO Ô TÔ MAZDA BT50

BT50 là một trong những xe khá kén đèn do hệ thống điện thông minh kiểm soát việc thay thế các mẫu đèn khác không hợp chuẩn.Xem thêm để hiểu cách lắp đặt đèn led cho ô tô Mazda BT50

Người đăng: Owleye.vn vào Chủ Nhật, 16 Tháng 9, 2018

Một lưu ý nhỏ: Với những mẫu xe như Mazdabt50, Ford…., Audi, BMW( các dòng xe Đức). Bạn sẽ cần thêm bộ giải mã khi lắp đặt đèn pha LED. Tiếp tục đọc phàn dưới để hiểu vì sao các xe này cần bộ giải mã.

Xe bạn cần thêm bộ giải mã?

Bộ giải mã là một phụ kiện kèm theo và cần thiết nếu bạn lắp trên một số dòng xe như: Mazda BT50, Ford Ranger Wildtrak (một số đời xe của Ford), Volkswagen, BMW (các dòng xe Đức và Châu Âu).

Xem thêm: https://owleye.vn/lap-den-led-cho-o-to-co-gay-choi-mat-cho-nguoi-di-nguoc-chieu.html

nang-cap-den-pha-o-to-tu-halogen-sang-led-va-nhung-dieu-ban-nen-biet
Bộ giải mã/ Decoder/ Led canbus/ Điện trờ

Nguyên nhân: Do đèn theo xe công suất là 55W, khi bạn lắp bóng đèn LED công suất thường sẽ thấp hơn, lúc này hệ thống ECU sẽ phát hiện ra bạn lắp thiết bị không hợp chuẩn (hoặc cũng có thể nhầm tưởng đèn hỏng) nên báo lỗi.

Một số lỗi thương gặp:

_ Mất đèn Cos.

_ Đèn nháy liên tục.

Chuyển Far/Cos bị trễ đèn.

_ Báo lỗi trên Taplo…

Để xử lý những lỗi này cần lắp thêm bộ giải mã (một số người gọi là LED Canbus, Decoder, điện trở). Bộ giải mã có chức năng cần bằng điện trở cho đèn, cân bằng công suất đánh lùa hệ thống điều khiển trên xe.

Lúc này sẽ không sảy ra lỗi nữa.

Trên đây là một số thông tin bạn nên biết khi quyết định thay thế từ đèn Halogen sang đèn LED cho xe ô tô, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin bổ ích khác cho bạn…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *