Công nghệ laser cho đèn xe ô tô-Đỉnh cao của chiếu sáng

Đèn xe ô tô là một bộ phận quan trọng giúp người lái xe quan sát xung quanh và đảm bảo an toàn khi di chuyển. 

Trong lịch sử phát triển của ngành công nghệ ô tô đã có nhiều công nghệ chiếu sáng được ra đời, từ đèn halogen, đèn xenon, đèn led, cho đến công nghệ laser hiện đại nhất hiện nay. Vậy công nghệ laser cho ô tô là gì, tìm hiểu những ưu nhược điểm và dòng xe được áp dụng là những dòng xe nào? Hãy cùng Mắt Cú chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết dưới đây?

NỘI DUNG CHÍNH

Công nghệ laser cho đèn xe ô tô là gì?

Công nghệ laser cho đèn xe ô tô là một công nghệ chiếu sáng mới nhất trên thị trường, chỉ có mặt trên những dòng xe cao cấp như BMW i8 hay Audi R8. Công nghệ này sử dụng các tia laser để tạo ra các dải ánh sáng trắng có nhiệt độ màu cao và cường độ ánh sáng mạnh mẽ.

cong-nghe-laser-cho-den-xe-o-to

Cấu tạo chi tiết của đèn laser xe ô tô gồm các thành phần chính

  • Nguồn bơm: Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống ánh sáng đèn. Nguồn bơm có thể là một bộ phận của xe hoặc một thiết bị riêng biệt.
  • Môi trường kích thích: Chứa hoạt chất laser có khả năng khuếch đại ánh sáng phản xạ cưỡng bức. Hoạt chất laser có thể là một chất rắn, lỏng, khí hay bán dẫn tùy thuộc vào loại đèn laser
  • Gương: tạo hệ thống khuếch đại ánh sáng. Gương có thể là một hoặc hai gương đặt ở hai đầu của môi trường kích thích hoặc là một hệ thống gương phức tạp hơn để điều chỉnh góc chiếu và hình dạng của chùm sáng.
  • Thấu kính chứa phốt pho: chuyển đổi ánh sáng xanh từ hoạt chất laser thành ánh sáng trắng có nhiệt độ màu cao. Phốt pho là một chất phát quang khi bị kích thích bởi ánh sáng xanh.
  • Thấu kính hội tụ: chiếu ánh sáng trắng ra ngoài qua một thấu kính có khả năng tập trung ánh sáng vào một điểm hoặc một vùng nhỏ. Thấu kính hội tụ giúp tăng khoảng cách chiếu xa và góc chiếu rộng của đèn xe laser.

Nguyên lý hoạt động của đèn laser xe ô tô 

  • Tia laser được phát ra từ nguồn bơm và chiếu vào môi trường kích hoạt, kích hoạt các electron trong hoạt chất laser chuyển từ trạng thái năng lượng thấp sang trạng thái năng lượng thấp sang trạng thái năng lượng cao.
  • Khi các electron quay trở lại trạng thái năng lượng thấp, chúng phát ra ánh sáng có bước sóng xanh với cường độ cao.
  • Ánh sáng xanh này được phản xạ giữa hai gương, tạo ra chùm sáng mạnh mẽ và đồng nhất.
  • Chùm sáng này được chiếu qua một thấu kính chứa phốt pho, khiến phốt pho phát sáng và tạo ra ánh sáng có nhiệt độ màu cao.
  • Ánh sáng trắng này được chiếu ra ngoài qua một thấu kính hội tụ, tạo ra luồng sáng có khoảng cách chiếu xa và góc chiếu rộng.

Xem thêm: Quy trình lắp đặt bi gầm Owleye X7

cong-nghe-laser-cho-den-xe-o-to

Ưu điểm của công nghệ laser cho đèn xe ô tô

Công nghệ laser cho đèn xe ô tô có nhiều ưu điểm vượt trội so với các công nghệ chiếu sáng khác như:

  • Ánh sáng có nhiệt độ màu cao, gần với ánh sáng tự nhiên, giúp người lái xe quan sát rõ ràng và chính xác hơn.
  • Cường độ sáng mạnh mẽ, có thể chiếu xa đến 600m, gấp đôi so với đèn LED, giúp người lái xe phát hiện và tránh các chướng ngại vật trên đường.
  • Tiết kiệm điện năng, chỉ tiêu thụ một điện năng bằng ⅔ so với đèn LED, giúp tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.
  • Tuổi thọ cao, có thể lên đến 10.000 giờ gấp 10 lần so với đèn halogen, giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và thay thế.
  • Thẩm mỹ cao, tạo ra luồng sáng đẹp mắt và hiện đại, nâng tầm đẳng cấp cho xe.

Công nghệ laser đang được áp dụng nhiều trong các sản phẩm bi laser xe hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bi led laser vì chức năng và ưu điểm vượt trội xa so với các dòng bi led, bi halogen và bi xenon. 

Xem thêm: Sản phẩm bi led gầm X7L laser

inexpen-x7l-mau-bi-led-laser-gam-cao-cap-2

Nhược điểm của công nghệ laser cho đèn xe ô tô

Công nghệ laser cho đèn xe ô tô cũng có một số nhược điểm

  • Chi phí cao, do công nghệ mới và phức tạp, giá thành của đèn laser cao hơn nhiều so với các loại đèn khác, chỉ có mặt trên các dòng xe cao cấp.
  • Nhiệt độ cao, do phát ra nhiều nhiệt khi hoạt động, đèn laser cần có hệ thống làm mát hiệu quả để tránh quá nóng và gây hư hỏng.
  • Chói mắt, do ánh sáng quá sáng và có nhiệt độ màu cao, đèn laser có thể gây chói mắt cho người lái xe đối diện hoặc đi sau ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

Công nghệ laser cho đèn xe ô tô được áp dụng trên những dòng xe nào?

Hiện này, công nghệ laser cho đèn xe ô tô chỉ được áp dụng trên những dòng xe cao cấp chủ yếu là các hãng xe của Đức như:

  • BMW I8: là chiếc xe hơi đầu tiên trên thế giới được trang bị đèn laser, ra mắt vào năm 2014. Đèn laser của BMW I8 có thể chiếu xa đến 600m, gấp đôi so với đèn led và có thể điều chỉnh góc chiếu theo tình huống giao thông.
  • Audi R8: là chiếc xe thể thao cao cấp của Audi, được trang bị đèn laser từ năm 2015. Đèn laser của Audi R8 có thể chiếu xa đến 500m và kết hợp với đèn led tạo ra luồng dải ánh sáng đa dạng linh hoạt siêu đẹp và bắt mắt.
  • Mercedes-Ben z S-Class: Là chiếc xe sang trọng của Mercedes-Benz, được trang bị đèn laser từ năm 2017. Đèn laser của Mercedes-Benz S-Class có thể chiếu xa đến 650m.

cong-nghe-laser-cho-den-xe-o-to

Tuy nhiên hiện nay nhiều thương hiệu đèn led ô tô đã sử dụng công laser vào bi led nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cấp hệ thống ánh sáng đèn xe nguyên bản. Đặc biệt là các dòng xe ở phân khúc thấp và bình dân hệ thống ánh sáng đèn xe rất yếu chỉ đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản của xe. Khi đi trời tối sẽ gặp nhiều bất cập rủi ro.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *