An toàn xe hơi – Owleye.vn https://owleye.vn Wed, 10 Apr 2024 07:29:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.6 https://owleye.vn/wp-content/uploads/2019/09/cropped-favicon-32x32.png An toàn xe hơi – Owleye.vn https://owleye.vn 32 32 Hệ thống kiểm soát lực kéo TRC là gì? Nó hoạt động như thế nào? https://owleye.vn/he-thong-kiem-soat-luc-keo-trc-la-gi-no-hoat-dong-nhu-the-nao.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=he-thong-kiem-soat-luc-keo-trc-la-gi-no-hoat-dong-nhu-the-nao https://owleye.vn/he-thong-kiem-soat-luc-keo-trc-la-gi-no-hoat-dong-nhu-the-nao.html#respond Mon, 11 May 2020 12:02:10 +0000 https://owleye.vn/?p=5265 Hệ thống kiểm soát lực kéo tiếng Anh là Traction Control System (viết tắt trên xe ô tô: TRC hoặc TCS) là hệ thống điều khiển chống trơn trượt cho xe ô tô. Thường thì chức năng này được người sử dụng bật lên để xe có thể di chuyển trong điều kiện thời tiết mưa phùn,đường trơn. Đây là một tính năng an toàn chủ động được trang bị trên các dòng xe hơi mới hiện nay.

he-thong-kiem-soat-luc-keo-trc-la-gi-no-hoat-dong-nhu-the-nao

Với các dòng xe Nhật, Hàn hệ thống này được gọi là TRC, ngoài ra chúng còn được thấy với cái tến như TCS hay ASR trên xe một số chiếc xe Đức(Antriebsschlupfregelung). Tuy nhiên đây chỉ là một hệ thống bổ trợ cho hệ thống chính là hệ thống cân bằng điện tử ESC  (viết tắt tiếng Anh của cụm từ ‘Electronic Stability Control’).

Xem thêm: Tính năng cảnh báo biển báo tốc độ Speed Limit Information Function (SLIF) cho Kia.

Về cơ bản người sử dụng thường nhầm lẫn giữa khái niệm TRC và ABS. Đây là hai hệ thống an toàn bổ trợ có nhiều nét tương đồng về chức năng nhưng chúng lại có những điểm khác nhau.

Hệ thống kiểm soát lực kéo hoạt động như nào?

Là một chức năng phụ của hệ thống điều khiển ổn định điện tử của xe hơi (ESC) , hệ thống TRC ngăn chặn lốp xe bị trượt khi xe tăng tốc.

he-thong-kiem-soat-luc-keo-trc-la-gi-no-hoat-dong-nhu-the-nao-1
Hệ thống kiểm soát lực kéo TRC được trang bị trên các mẫu xe Toyota Vios phiên bản 2019

Hệ thống kiểm soát lực kéo có tác dụng tốt nhất trong điều kiện thời tiết xấu như mưa, băng hoặc tuyết và trên các bề mặt trơn trượt mà ít có độ bám. Nếu không có hệ thống này trợ giúp, khi các tài xế đạp ga bánh xe có thể quay vòng (ban lầy). Nếu TRC được trang bị, hệ thống sẽ tự chủ động cung cấp ít năng lương hơn vào bánh xe bị trơn trượt, chiếc xe vẫn có thể di chuyển tiến hoặc lùi về phía trước với những chiếc bánh đang hoạt động bình thường.

Hoạt động của TRC khá giống với hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) và các thành phần của hai hệ thống cũng tương tự nhau. TRC có gắn cảm biến tốc độ bánh xe, giám sát tốc độ quay của cả các bánh xe phía trước hoặc phía sau (hoặc cả bốn bánh). Bộ điều biến thủy lực điều khiển phanh trong khi ECU, nó kiểm soát dữ liệu từ các cảm biến tốc độ bánh xe khi xe di chuyển.

Khi nhận thấy sự bất thường (một bánh xe nào đó quay nhanh hơn những bánh còn lại) nó sẽ biết được rằng chiếc bánh này đang bị mất lực kéo. Lúc này ECU sẽ ra lệnh cho hệ thống phanh những chiếc bánh đó lại,làm giảm vòng quay của chúng đồng bộ với các bánh xe còn lại.

Để có thể bật chức năng này, thông thường sẽ có một công tắc điều khiển nằm phía dưới bên trái Vô lăng xe, chỉ cần bật công tắc này lên và nhìn vào bảng điều khiển nếu thấy đèn báo TRC “ON”tức là bạn đã khởi động hệ thống kiểm soát lực kéo TRC.

he-thong-kiem-soat-luc-keo-trc-la-gi-no-hoat-dong-nhu-the-nao-2
Nút điều khiển bật tắc chức nang TRC trên Toyota Vios

Một số TRC khác điều khiển bánh xe quay bằng cách giảm công suất động cơ đến các bánh xe đang mất lực kéo. Khi điều kiện trở thời tiết, mặt đường trở nên tốt hơn, hệ thống sẽ trở lại hoạt động bình thường và liên tục theo dõi bánh xe và tốc độ quay của chúng.

Khi hệ thống cắt giảm công suất động cơ để điều khiển các bánh xe trượt, bạn có thể cảm thấy một cảm giác đập qua bàn đạp ga. Đó là tác động của TRC buộc động cơ phải điều chỉnh tốc độ quay của bánh xe. Vì vậy, đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy rung khi lái xe trên đường trơn trượt.

TRC là một tính năng an toàn tiêu chuẩn trong các phương tiện hiện đại. Nó hoạt động ngay tức thì khi khởi động động cơ. Hệ thống này có ích cho bất kỳ loại phương tiện nào, bất kể hệ thống truyền động mà chúng được trang bị. Nhưng nó cũng có một chút ít “phiền toái” trong một vài trường hợp. Ví dụ, khi bạn lái xe từ vị trí đứng yên trong tuyết hoặc cát (hay những vũng bùn lầy), lúc này tất cả các bánh xe đều bị trượt, TRC cắt giảm công suất động cơ quá nhiều. Kết quả là khi di chuyển về phía trước trên các bề mặt như vậy trở nên rất khó khăn hơn.

 

]]>
https://owleye.vn/he-thong-kiem-soat-luc-keo-trc-la-gi-no-hoat-dong-nhu-the-nao.html/feed 0
Tính năng cảnh báo biển báo tốc độ Speed Limit Information Function (SLIF) cho Kia. https://owleye.vn/tinh-nang-canh-bao-bien-bao-toc-do-speed-limit-information-function-slif-cho-kia.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=tinh-nang-canh-bao-bien-bao-toc-do-speed-limit-information-function-slif-cho-kia https://owleye.vn/tinh-nang-canh-bao-bien-bao-toc-do-speed-limit-information-function-slif-cho-kia.html#respond Fri, 24 Apr 2020 19:57:34 +0000 https://owleye.vn/?p=5226 Nếu để lựa chọn một chiếc xe có mẫu mã đẹp, vận hành tốt với nhiều công nghệ và các tính năng an toàn bổ xung tôi sẽ chọn Kia. Nhưng người dùng tại Việt Nam vẫn chịu nhiều “thiệt thòi” khi sử dụng xe của hãng này do bị cắt xén nhiều chức năng, điển hình như chức năng cảnh báo biển báo tốc độ hay Speed Limit Information Function (SLIF).

tinh-nang-canh-bao-bien-bao-toc-do-speed-limit-information-function-slif-cho-kia

Không rõ trong phân khúc thị trường Châu Á (hoặc Đông Nam Á) tính năng này có bị Kia “vô tình” sản xuất thiếu hay không, nhưng nếu hỏi tại thị trường Việt Nam tin chắc nó là khái niệm không tồn tại.

Với dòng xe Kia trong nước lắp ráp, người dùng thường bị cắt xén bớt các chức năng. Nói một cách mỹ miều về ngôn từ chúng ta vẫn hay nghe là “tính năng ẩn”.Cũng không hiểu tại sao phải ẩn các tính năng này trong khi hoàn toàn có thể cung cấp cho người dùng để có được sự đánh giá tốt hơn về sản phẩm.

Mới gần đây nhất là vụ “lùm xùm” xung quanh việc cài đặt chức năng chốt cửa tự động (Auto Lock) trên hội Cerato, sau đó đến chức năng cài đặt Crui control và Speed Limit. Mà thực tế các chức năng hỗ trợ an toàn này không phải không tồn tại, nó có sẵn nhưng đều bị hạn chế sử dụng bằng cách ẩn đi.

Đọc thêm: Xung quanh câu chuyện tự động chốt cửa (Auto Lock) trên hội Cerato.

                 Hướng dẫn sử dụng chức năng Cruise Control và Speed Limit cho Kia Cerato.

Và người dùng khi muốn sử dụng nó đều phải nhờ đến các cửa hàng nội thất chuyên cài đặt phần mềm cho ô tô.

Trở lại vấn đề, một trong những chức năng rất hữu dụng mà người dùng Việt Nam không được trang bị và trải nghiệm đó là Cảnh báo biển báo tốc độ hay Speed Limit Information Function (SLIF).

tinh-nang-canh-bao-bien-bao-toc-do-speed-limit-information-function-slif-cho-kia-1

Để dễ hiểu, tính năng này được trang bị trên một số mẫu xe như: Kia Carens RP ( đời 2013-2018), Kia Optima hoặc Kia Sorento KX-2 2015… và chỉ thấy trên các mẫu xe tại thị trường Châu Âu.

Với chức năng SLIF, hệ thống phát hiện cảnh báo biển báo giao thông thông qua một chiếc Camera đặt phía trước gương chiếu hậu, chiếc Camera này sẽ kiểm tra và phát hiện sau đó phân loại các loại biển báo như tốc độ, cấm vượt…

tinh-nang-canh-bao-bien-bao-toc-do-speed-limit-information-function-slif-cho-kia-2

Khi nhận thấy biển cảnh báo tốc độ, hệ thống sẽ thông báo cho người lái thông qua âm thanh hoặc biểu tượng, chữ cảnh báo trên màn hình DVD.

Đây là tính năng khá hữu ích được các hãng sản xuất xe Châu Âu phát triển đã khá lâu, điển hình như hãng Volvo. Không nghiễm nhiên mà Volvo lại đươc khoác huy hiệu “hãng xe an toàn nhất thế giới.” Volvo đã phát triển hai công nghệ tương tự SLIF của Kia rất lâu trước đó. Đó là công nghệ Bộ giới hạn tốc độ tự động ( ASL – Automatic Speed Limiter), công nghệ này giúp điều chỉnh tốc độ của xe phù hợp với tốc độ biển báo tốc độ được cắm bên đường.

Một cách đơn giản, trên xe Volvo có hai hệ thống điều khiển tốc độ độc lập, đầu tiên là  Chức năng giới hạn tốc độ (SL -Speed Limiter function), chức năng này giống với Crui Control trên một số xe tại Việt Nam. Khi cài đặt hệ thống Ga tự động cho chiếc xe mà bất chợt di chuyển vào khu vực tăng/ giảm tốc độ, chiếc Volvo sẽ tự động điều chỉnh thêm hoặc bớt tốc độ sao cho phù hợp với tốc độ mà biển báo quy định thông qua tính năng Bộ giới hạn tốc độ tự động ( ASL).

Đây là một trong rất nhiều tính năng hấp dẫn mà người dùng xe sản xuất trong nước thường chưa được trải nghiệm, có thể trong thời gian tới Kia sẽ bổ xung thêm tính năng cảnh báo biển báo tốc độ cho các mẫu xe được lắp ráp tại Việt Nam như một công nghệ mới để thu hút người tiêu dùng, nhưng có lẽ trong thời điểm cuộc chiến về giá đang ở mức đỉnh như hiện nay thì người dùng tạm thời hãy “mơ” về một tương lai không xa.

]]>
https://owleye.vn/tinh-nang-canh-bao-bien-bao-toc-do-speed-limit-information-function-slif-cho-kia.html/feed 0