Khi thay thế bóng đèn ô tô chúng ta cần nhận biết đúng loại chân đèn cần thay thế. Với bóng đèn Halogen và bóng đèn led ô tô kí hiệu sẽ luôn bao gồm chữ H đứng trước.ví dụ H1/H3/H4/H11… Vậy kí hiệu chữ cái H có ý nghĩa gì, nội dung này sẽ giải đáp thắc mắc cho mọi người.
Mỗi khi khách hàng liên hệ tới đèn led Mắt Cú đội ngũ kỹ thuật viên thường sẽ nói rõ chân đèn cần thay thế, cũng bởi Owleye đã trực tiếp lắp đặt rất nhiều mẫu đèn khác nhau cho mọi dòng xe phổ biến tại Việt Nam.
Xem thêm….
Nếu trong trường hợp Owleye chưa có thông tin về chân đèn cần thay thế, đội ngũ kỹ thuật chăm sóc khách hàng sẽ thường hỏi lại hoặc nhờ các anh chị kiểm tra lại chính xác xem mã đèn của xe đang sử là chân “H mấy”.
Việc làm này hết sức quan trọng bởi nó tránh cho các tình huống người dùng khi đặt hàng sản phẩm đèn led ô tô về để chuyển đổi cho đèn Halogen nhưng do cấu tạo chân đèn khác nhau nên không thể lắp đặt tương thích. Trong trường hợp này quy trình đổi trả hàng thường mất rất nhiều thời gian và tốn kém chi phí.
Chính vì vậy, khái niệm “chân đèn H” đã quá quen thuộc với hầu hết các anh chị đang sử dụng xe ô tô. Vậy kí hiệu “H” thực chất có ý nghĩa gì?
Có nhiều phỏng đoán liên quan tới vấn đề này, một trong số đó nhận định rằng “H” là kí hiệu của từ “Headlamp” có nghĩa là đèn pha để phân biệt với các loại đèn khác như Fog Light (đèn sương mù, tại Việt Nam còn gọi là đèn gầm” hay đèn Daytime running lamp( quen thuộc hơn với thuật ngữ Day light tại Việt Nam). Đây có thể là một lời giải thích nghe có vẻ khá hợp lý. Nhưng không đúng.
Khi tìm hiểu thêm thông tin này, Owleye phát hiện ra một số sự thật thú vị thông qua đọc nhiều tài liệu và có thể chia sẻ thông tin này với anh chị.
Công nghệ bóng đèn điện đã có từ rất lâu đời, không bàn luận về lịch sử nhưng có một sự thật đó là bóng đèn sợi đốt và bóng đèn Halogen là hai loại bóng đèn khác nhau nhưng cùng chung nguyên lý hoạt động đó là sử dụng nhiệt năng để tạo ra ánh sáng.
Theo Wikipedia, Đèn sợi đốt, còn gọi là đèn dây tóc là một loại bóng đèn dùng để chiếu sáng khi bị đốt nóng, dây tóc là bộ phận chính để phát ra ánh sáng, thông qua vỏ thủy tinh trong suốt.
Đèn sợi đốt thường ít được dùng hơn vì công suất quá lớn (thường là 60W), hiệu suất phát quang rất thấp (chỉ khoảng 5% điện năng được biến thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt nên bóng đèn khi sờ vào có cảm giác nóng và có thể bị bỏng). Đèn dây tóc dùng điện áp từ 1,5 vôn đến 300 vôn. Các loại đèn sợi đốt chỉ tạo ra khoảng 10-22 lumen / watt so với 61-140 lumens / watt của bóng đèn LED trắng.
Bóng đèn Halogen tương tự như bóng đèn sợi đốt nhưng có một vài khác biệt nhỏ. Chúng chứa một dây tóc vonfram nhưng có một cải tiến không nhỏ đó là nhà sản xuất sẽ bơm một lượng nhỏ khí Halogen trộn với hơi Vonfram vào trong bầu chứa đèn. Quá trình này sẽ kéo dài tuổi thọ của bóng đèn và cho phép nó hoạt động ở nhiệt độ cao hơn nhiều so với bóng đèn sợi đốt, giúp tăng hiệu suất phát sáng. Nếu với các loại bóng đèn sợi đốt “đời đầu” tuổi thọ sẽ rất ngắn khoảng 1200 giờ hoạt động thì các mẫu bóng đèn Halogen có tuổi thọ cao hơn lên tới 3600 giờ.
Chính bởi cải tiến công nghệ này nên người ta đã quen thuộc cái tên bóng đèn sợi đốt là các mẫu bóng đèn Halogen, Và dùng luôn chữ cái đầu tiên này để làm kí hiệu ám chỉ cho các mẫu bóng đèn sợi đốt từ đó. Lâu dần thuật ngữ này đã trở nên quan thuộc với mọi người trên toàn thể giới và nó không thể thay đổi.
Nhưng đó là bóng đèn trong dân dụng hoặc trong công nghiệp, còn trong lĩnh vực chiếu sáng cho các phương tiện giao thông thì sao? Điển hình như ô tô, tại sao không sử dụng chung một loại bóng đèn “H” mà lại chia ra rất nhiều các loại mã đèn khác nhau như H4/ Hir2/ HB3/ H11….
Đó là do tất cả bắt nguồn vào năm 1961, khi mẫu đèn pha Halogen dành cho xe ô tô đầu tiên ra đời, chúng chỉ có một chức năng là chiếu sáng. Miễn sao nó sáng để có thể nhìn thấy phía trước khi lái xe ban đêm.
Đến những năm 1970, ngành công nghiệp chiếu sáng xe hơi này đã đạt đến con số “4 – H4“. Vào những năm 1990, công nghệ đèn pha ô tô đã nhanh chóng ra mắt thêm các loại đèn từ H7 đến H11.
Liên quan:
Một phần do nhu cầu từ các hãng xe về các chức năng chiếu sáng phù hợp nhất với thiết kế cụm đèn pha nên công nghệ cũng dần chuyển đổi theo để đáp ứng.
Và cuối cùng, H là kí hiệu ám chỉ đây là mẫu bóng đèn Halogen và các con số kèm theo là công nghệ chiếu sáng phân loại cho từng mẫu đèn khác nhau.
Đến đây thì người dùng lại đặt ra thêm một câu hỏi. Nếu lấy tên chữ cái đầu tiên để đặt tên cho loại bóng đèn được nhắc tới thì bóng đèn Xenon phải có kí hiệu là “X” chứ không phải là “D”, hoặc đèn Led ô tô cũng sẽ phải có kí hiệu là “L” chứ sao vẫn là “H”.
Câu hỏi rất thú vị, bởi bóng đèn Xenon hay còn gọi là bóng đèn HID (High-Intensity Discharge light bulbs – bóng đèn phóng điện cường độ cao) được sản xuất với 5 mẫu có kí hiệu cơ bản là D1S/D32S/D3S/D4S và D5S. Xét theo tiêu chí trên đúng ra kí hiệu của mẫu bóng đèn này phải có tên viết tắt đầu tiền bằng chữ cái “X” chứ không phải là “D”.
Tuy nhiên, để có thể phân biệt cho công nghệ bóng đèn thì các nhà khoa học đã quyết định đặt nó với kí hiệu “D” viết tắt của cụm từ Discharge tức là phóng điện. Thay vì đặt tên nó với chữ cái “X” trong từ Xenon (đèn chứa khí Xenon trong bầu khí).
Nhưng lạ kì là ở chỗ bóng đèn Xenon lại thường kèm theo một chữ cái hậu tố, ví dụ chữ “S” hoặc chữ R (D2S/ D2R). Tại sao lại xuất hiện những chữ cái này phía sau kí hiệu của bóng đèn Xenon?
Đơn giản vì thời điểm bóng Xenon ra đời thì đây là mẫu bóng đèn dành riêng cho các loại bóng đèn có thấu kính (bóng đèn cho xe có bi cầu – Projector). Chữ cái S được viết tắt của từ “Shutter” nó có nghĩa là màn trập (chức năng chỉ có trên các mẫu đèn sử dụng công nghệ Projector). Màn trập được hiểu là một công nghệ điều khiển ánh sáng chùm thấp (Low beam – hay còn gọi là đèn cốt) và ánh sáng chùm cao (High Beam – đèn pha) thông qua cơ chế nâng hạ một màn chắn sắng (cut off) phía trong cụm bi cầu.
Xem thêm.
Còn riêng với kí hiệu “R” ví dụ các mẫu đèn Xenon như D2R/D4R thì sao? Có thể giải thích như thế này…
Về cơ chế phát ra ánh sáng bóng đèn Halogen và bóng đèn Xenon có những điểm tương đồng chỉ khác nhau về công nghệ. Xenon cho quang thông cao hơn phát sáng tốt hơn. Và thế là xu hướng dần thay đổi. Nhưng với các mẫu đèn Xenon chân “S” lại được sản xuất cho công nghệ đèn pha máy chiếu, vậy những chiếc xe với chóa phản xạ thông thường muốn tăng sáng thì sẽ ra sao.
Thế là các nhà sản xuất bắt đầu có thêm một ý tưởng, sản xuất một loại bóng đèn Xenon dành cho các xe sử dụng pha đèn có tấm phản xạ, nó sẽ khác biệt với bóng đèn Xenon dành cho hệ thống máy chiếu. Và từ đó các loại bóng đèn Xenon có kí hiệu “R” ra đời. R là viết tắt của cụm từ Reflection System có nghĩa là hệ thống phản xạ.
Vậy tại sao đèn đèn LED sản xuất cho ô tô lại vẫn được gọi là “chân H” thay vì đặt lại một cái tên cho chúng với kí hiệu là “L”? Theo phỏng đoán của Owleye, bóng đèn led ô tô là loại bóng đèn được sản xuất để chuyển đổi nguyên bản cho những chiếc xe đang sử dụng bóng đèn Halogen chân “H”.
Chính vì vậy để thuận tiện hơn trong quá trình quy đổi giúp người dùng có thể định hình và mua được đúng chúng loại, mẫu chân đèn giống với đèn Halogen nên chúng ta vẫn gọi nó với thuật ngữ là “H”. Thậm chí có những mẫu đèn led chuyển đổi cho những xe sử dụng chân Xenon vẫn có mẫu bóng led chuyên dụng ví dụ mẫu Owleye A360/S2 D3S.
Có những khái niệm khá “mập mờ” và tên gọi thường được sử dụng theo một cách rất “Việt Nam”. Trên đây chỉ là một số thông tin bổ xung nhằm giúp chúng ta có thêm chút ít thông tin thú vị hiểu thêm về công nghệ bóng đèn ô tô.
Tin liên quan
Công nghệ xe
Độ bi led gầm cho Cross, đâu là giải pháp bạn cần
Độ bi led gầm cho Cross là giải pháp được nhiều người dùng lựa chọn. [...]
Công nghệ xe
Có mấy loại sạc xe điện? Chúng ta có thể dùng chung sạc EV cho các dòng xe khác nhau?
Cho dù bạn muốn sạc xe điện của mình ở nhà, tại nơi làm việc [...]
Công nghệ xe
Sự khác biệt giữa bi led 2 inch và bi led 3 inch
Phổ biến nhất trên thị trường hiện nay đó là các dòng sản phẩm bi [...]
Công nghệ xe
Đèn lùi ô tô có thực sự quan trọng để thay thế hay không?
Trong hệ thống đèn chiếu sáng phía sau không thể không nhắc tới đèn lùi [...]
Công nghệ xe
Hiểu tất cả về hệ thống âm thanh ô tô: Loa trầm, loa Tweeters, Loa Trung và loa Treble…
Nội dung dưới đây nhằm mô tả cho quý vị độc giả hiểu phần lớn [...]
Công nghệ xe
Kí hiệu “RMS” khi độ loa trầm ô tô có ý nghĩa như thế nào?
Thông thường khi có nhu cầu độ loa trầm ô tô người dùng thường tìm [...]